Huấn luyện quân sự trong kỷ nguyên vũ trụ ảo

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Không chỉ mang lại lợi ích về mặt thương mại, metaverse đang dần chứng minh tính khả dụng trong công tác huấn luyện quân sự.

Quân đội Mỹ mô phỏng chiến trường thực tế để huấn luyện binh lính.
Quân đội Mỹ mô phỏng chiến trường thực tế để huấn luyện binh lính.

Công nghệ này giúp mô phỏng các địa hình chiến đấu có tính chính xác cao so với thế giới thực.

Siêu vũ trụ quân sự

Ngày 10/5/2022, hai chiếc máy bay Berkut 540 Red 1 và Red 2 bay lượn trên bầu trời bang California, Mỹ. Khi bay qua hạt Ventura, một chiếc boeing KC-46 Pegasus Tanker chờ sẵn để tiếp nhiên liệu. Tuy nhiên, bất cứ ai quan sát từ mặt đất chỉ thấy Red 1 và Red 2 trên bầu trời.

Trên thực tế, chiếc KC-46 Pegasus Tanker không có thật mà được tạo ra bằng công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality – AG). Điều này giúp phi công lái Red 1 và Red 2 làm quen với công đoạn tiếp nhiên liệu trên không. Cuộc diễn tập là một trong những chuyến bay đầu tiên liên kết thành công nền tảng ảo vào thực tế huấn luyện quân sự.

AG đã được chứng minh mang lại khả năng kết nối ảo giữa con người ở khắp nơi trên thế giới. Công nghệ này chỉ là một trong muôn vàn công nghệ mới được ứng dụng vào huấn luyện quân sự trong kỷ nguyên “metaverse”.

Ý tưởng về “metaverse” (vũ trụ ảo) đã thống trị không gian thương mại vài năm trở lại đây. Trong khi những gã khổng lồ công nghệ và công ty khởi nghiệp đều nhảy vào cuộc đua, quân đội Mỹ cũng quan tâm và phát triển “metaverse quân sự” (siêu vũ trụ quân sự). Điều này giúp họ huấn luyện cùng lúc hàng nghìn binh lính trong các chiến trường mô phỏng thực tế.

Mới đây nhất, Công ty Phần mềm Mô phỏng tương tác Bohemia phối hợp với quân đội Mỹ, Công ty Phần mềm Improbable phát triển nền tảng công nghệ Môi trường đào tạo tổng hợp của Quân đội (gọi tắt là STE).

Nền tảng này tạo ra mô phỏng có độ chính xác cao để huấn luyện binh lính ở bất kỳ đâu trên thế giới. Phần mềm STE kết hợp dữ liệu 3D thu thập từ vệ tinh, cảm biến hoặc máy quét và kết hợp nó với thông tin bổ sung để hiển thị mô phỏng địa hình cho ra độ chính xác cao.

Ông Bob Kleinhample, Giám đốc Kinh doanh của Improbable, cho biết: Trong huấn luyện trực tiếp, quân đội có thể sử dụng STE để gia tăng độ khó cho bài tập. Hệ thống này là một trong những ưu tiên hiện đại hóa hàng đầu và dự kiến được phổ biến từ năm 2023 tại Mỹ.

Việc phi công Red 1 và Red 2 được tiếp cận máy bay Boeing tiếp nhiên liệu trên không trong tình huống trên là một ví dụ phối hợp STE trong huấn luyện thực tế. Không chỉ huấn luyện phi công cách tiếp nhiên liệu khó, hệ thống còn đặt ra bài toán không chiến tốc độ cao.

Thế giới kỹ thuật số trong STE được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy để đạt được kết quả đào tạo cụ thể. Ví dụ, nhiều người lính thiếu kinh nghiệm khi mới tập huấn có thể lựa chọn điều kiện thời tiết, địa hình phù hợp với thể trạng.

Khi họ đã dày dặn kinh nghiệm, hệ thống sẽ thay đổi điều kiện luyện tập và môi trường khác nhau với độ khó nâng dần. Điều này giúp binh lính dần dần làm quen, nâng cao khả năng đối phó với những điều kiện chiến đấu khác nhau thay vì đưa họ vào một trận đấu với “hai bàn tay trắng”.

Theo ông Bob Kleinhample, lợi ích không chỉ nằm ở việc đào tạo cho người lính. Công nghệ AG và metaverse cho phép các nhà chỉ huy hiểu rõ hơn về quân đội của mình, kẻ thù và địa hình chiến đấu.

Điều đó cho phép người đứng đầu cải thiện tốc độ và hiệu quả của việc xây dựng kế hoạch tác chiến và quyết định. STE có nhiệm vụ cập nhật không - thời gian theo sát các tình huống chiến đấu, phân tích và đưa ra dữ liệu sát với thực tế tình hình nhất, từ đó làm kết quả tham khảo có giá trị cao cho quân đội.

Tương lai của huấn luyện quân sự

Lính Mỹ tập luyện với kính thực tế ảo.

Lính Mỹ tập luyện với kính thực tế ảo.

Ông Pete Morrison, Giám đốc Thương mại tại Bohemia, cho biết: Trước khi có STE, quân đội Mỹ đã sử dụng nhiều loại mô phỏng khác nhau như đường bộ, đường thủy, trên không... để huấn luyện binh lính an toàn, liên tục.

Đơn cử, từ những năm 1980, quân đội Hoa Kỳ đã phát triển mạng giả lập (còn gọi là SIMNET) để huấn luyện nhóm binh sĩ cho các nhiệm vụ chung. SIMNET cho phép những người lính diễn lại các trận chiến để học hỏi từ những sai lầm của mình và ngăn chúng xảy ra trong đời thực.

Bên cạnh đào tạo, quân đội cũng đã sử dụng công nghệ để tuyển quân. Năm 2002, quân đội Mỹ cho ra mắt trò chơi bắn súng America’s Army. Bằng cách cho người dùng trải nghiệm mô hình chiến đấu ảo, quân đội có thể thu hút những tân binh tiềm năng.

“Tuy nhiên, những bộ tích hợp này có hạn chế lớn vì không thể mô phỏng chi tiết địa hình hay các tòa đô thị khổng lồ. Trong khi đó, metaverse có thể mang lại quy mô mô phỏng lớn và hiệu quả hơn. Đây là lý do tại sao quân đội Mỹ đầu tư rất nhiều vào các chương trình như STE”, ông Pete phân tích.

Một siêu vũ trụ quân sự sẽ tập trung đào tạo, thử nghiệm và diễn tập nhiệm vụ. STE được vận hành bằng AI nên mang lại trải nghiệm chiến đấu chân thực hơn so với các trình giả lập thông thường.

Sự khác biệt cơ bản so với các siêu dữ liệu thương mại khác là nó cung cấp phiên bản kỹ thuật số có độ trung thực cao như thế giới thực. Để diễn tập nhiệm vụ trong môi trường có độ nhạy cao, việc thể hiện 3D chính xác khu vực mục tiêu là rất quan trọng.

Tuy nhiên, việc phát triển siêu dữ liệu quân sự rất tốn kém. Ước tính, quân đội Mỹ đã tiêu tốn hàng trăm triệu USD để xây dựng STE và phải mất vài năm nữa để phổ biến diện rộng. Sau Mỹ, Anh cũng đang xây dựng siêu dữ liệu quân sự.

Chuyên gia Pete Morrison đánh giá, mô hình này rất hữu ích khi huấn luyện binh lính chiến đấu. Tuy nhiên, cuối cùng mọi cuộc chiến đều xảy ra trong thế giới thực. Do đó, ngoài STE, quân đội cũng cần tăng cường khai thác công nghệ tích hợp trong chiến đấu thực tế.

“Metaverse vẫn đang trong giai đoạn sơ khai. Vì vậy rất có thể những tiềm năng ứng dụng trong quân sự vẫn chưa được khám phá. Dù vậy, tôi hy vọng có thể chứng kiến quân đội Mỹ sử dụng STE thuần thục vào năm 2030”, ông Pete Morrison cho biết.

Theo Nationaldefense, Geospatialworld

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Trái ổi

Truyện ngắn: Trái ổi

GD&TĐ - Tiếng thắng gấp cháy bánh của chiếc xe máy ở phía sau, ông Mạnh vội quay nhìn. Một đôi nam nữ ngồi trên xe SH màu trắng tinh, quay ngang.
Tranh minh họa vua Trần Dụ Tông đi chơi bị trộm mất ấn tín và gươm báu.

Chuyện những ông vua chạm mặt trộm, cướp

GD&TĐ - Trong lịch sử phong kiến nước Việt, một số vị vua từng gặp trộm, cướp vào ban đêm và được chính sử ghi chép, để lại những câu chuyện 'dở khóc, dở cười'.