HS trường dân tộc nội trú hối hả ôn luyện cho kỳ thi THPT quốc gia

GD&TĐ - Với đặc thù nội trú, 100% HS học tập và sinh hoạt tại trường dưới sự quản lý của các thầy cô giáo nên có thể nói, việc tổ chức ôn luyện chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia tới đây tại các trường THPT dân tộc nội trú (DTNT) thuận lợi hơn hầu hết các trường THPT khác trên cả nước.

HS trường dân tộc nội trú hối hả ôn luyện cho kỳ thi THPT quốc gia

Nhiệm vụ của các thầy cô chỉ là tập trung ôn luyện cho các em, kèm thêm cho những HS yếu kém; còn với các HS, đây là thời gian củng cố lại kiến thức để sẵn sàng cho kỳ “vượt vũ môn” đã cận kề.

Kèm cặp HS yếu kém

Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 10 trường PTDTNT, trong đó 3 trường có cấp THPT. Theo đặc thù của loại hình trường này, các em HS được hưởng chính sách trong học tập, tuy nhiên nhà trường vẫn tạo điều kiện tối đa tăng chất lượng hoạt động dạy và học. Không để HS gặp khó trong những điều kiện được đầu tư có sẵn, xây dựng môi trường học tập lành mạnh giúp các em chủ động ý thức với quá trình học tập. Với môi trường nội trú, các em có nhiều thuận lợi trong việc tự học hoặc trao đổi những vấn đề học tập với giáo viên bộ môn; cũng như giáo viên dễ “gom” HS để phụ đạo.

Thầy Thạch Chanh Sà Quanh - Phó Hiệu trưởng Trường THCS & THPT DTNT Vĩnh Châu (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), cho biết: “Vào đầu năm học, giáo viên bộ môn hệ thống kiến thức trọng tâm cho HS dạy song song chương trình lớp 12 đan xen ôn chương trình lớp 11. Theo đó sẽ bám sát cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT, công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, phân công những giáo viên có kinh nghiệm ôn thi những năm trước đảm trách dạy và ôn thi.

Do năm nay có những đổi mới trong kỳ thi nên các em HS sẽ học kiến thức nhiều hơn. Nhận thấy tình hình thực tế này, nhà trường vận động giáo viên dạy miễn phí cho những HS yếu kém”.

Hỗ trợ đến ngày thi cuối

Tỉnh Bạc Liêu có 1 trường THPT DTNT dành cho HS dân tộc Khmer; năm 2018, có 77 em đăng ký dự thi xét tốt nghiệp và xét ĐH, CĐ. Tùy theo tình hình thực tế về những đổi mới của kỳ thi, những đối tượng HS mà nhà trường thay đổi phương án dạy và học phù hợp theo từng môn học với thời lượng tương ứng, tích cực động viên HS yếu kém tham gia tốt kỳ thi năm nay.

Trong môi trường nội trú, HS có nhiều cơ hội tự lập và điều kiện học tập tốt, thời gian học cũng được nhà trường giám sát theo dõi từng khung giờ học tập, tác động đến ý thức học tập của các em rất lớn. Khi vào những tuần thực học, HS yếu kém được phát hiện, nhà trường quan tâm quản lý quá trình học tập của các em. Sau đó tiến hành mời phụ huynh đến báo cáo tình hình và cùng gia đình đưa ra phương hướng giúp các em vượt qua Kỳ thi THPT quốc gia. Bên cạnh đó, thầy cô giáo và bạn học không tạo áp lực, luôn luôn động viên không để các em nghỉ học giữa chừng.

Suốt quá trình ôn thi, ngoài việc ôn buổi sáng và buổi chiều có giáo viên hướng dẫn, buổi tối các em tập trung tự học được giáo viên hỗ trợ. Song song với công tác tuyển sinh năm học mới nhưng nhà trường vẫn dành nhiều quan tâm, đảm bảo các điều kiện an ninh, ký túc xá giúp các em được ôn thi tại trường tốt nhất.

Thầy Trần Văn Chúng - Hiệu trưởng Trường THPT DTNT Bạc Liêu (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu), cho biết: “Những đối tượng HS đang theo học tại trường được hỗ trợ hoàn toàn về điều kiện; riêng những HS yếu kém được nhà trường quan tâm nhiều hơn trong quá trình học trên lớp và tự học. Bắt đầu tuần ôn tập, các em tiếp tục được ở lại ký túc xá tham gia những buổi ôn đầy đủ. Quan điểm của nhà trường là hỗ trợ các em cho đến ngày thi cuối cùng, mặc dù trong những ngày thi những HS có tên niêm yết ở điểm thi khác các em vẫn được ở nội trú, không để các em chịu thiệt thòi cho đến khi ra trường”.

Cũng theo thầy Sà Quanh, trước mỗi kỳ thi, BGH nhà trường luôn xác định ưu tiên hỗ trợ những em HS có học lực yếu, kém và tiến hành dạy kèm những em theo lộ trình từ đầu năm học. Công tác vận động giáo viên ôn tập miễn phí trên tinh thần hợp tác tự nguyện cũng nhận được sự đồng thuận cao từ giáo viên. Việc dạy, học và ôn luyện được dàn trải trong năm học, không để nội dung bị dồn vào những tuần ôn thi cuối cùng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.