Hôm nay tái ngăn đập nắn dòng, tìm kiếm nạn nhân mất tích ở Rào Trăng

Trong chiều 18/11, các lực lượng đã tập trung tập kết toàn bộ rọ đá (khoảng 300 rọ) xuống dòng sông Rào Trăng để ngày 19/11 bắt đầu đắp đập nắn dòng...

Sau vụ sạt lở núi nghiêm trọng vào ngày 12/10 tại Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 vùi lấp 17 công nhân, các lực lượng cứu nạn đã tìm kiếm khắp quả đồi bị sạt lở nhưng mới tìm thấy 5/17 thi thể.

Trong ngày 18/11 trên 200 cán bộ, chiến sĩ lực lượng quân đội, công an và các lực lượng khác chuyển sang tìm kiếm giai đoạn 3, đó là ngăn đập nắn dòng chảy để tìm kiếm các nạn nhân dưới dòng suối. Đây là công việc hết sức gian nan, vất vả, do dòng suối sâu, rộng, nước chảy xiết, kèm theo khối lượng đá, bê tông sạt lở xuống lòng suối quá nhiều, khối lượng lớn.

Quân đội của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế là lực lượng chủ lực tìm kiếm giai đoạn 3 tại thủy điện Rào Trăng 3

Quân đội của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế là lực lượng chủ lực tìm kiếm giai đoạn 3 tại thủy điện Rào Trăng 3

Trung tá Phan Thắng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Hiện nay khó khăn nhất cho các lực lượng tổ chức tìm kiếm là lưu tốc của dòng chảy trên sông Rào Trăng 3 rất lớn, khoảng 15 đến 20m3 nước/giây.

Vấn đề thứ hai, trước lúc rút về Sở chỉ huy tiền phương để tránh trú cơn bão số 13, anh em chiến sĩ đã đào và nắn được dòng chảy khoảng 60% khối lượng công việc, thế nhưng đến thời điểm hiện tại khối lượng đất đá do bão lũ đã bồi lấp tương đối lớn.

Chính vì vậy ngày hôm nay chúng tôi đã tập trung tất cả lực lượng, phương tiện máy móc để tập trung nắn lại dòng chảy. Cùng với đó là tập kết đầy đủ các vật liệu để bảo đảm cho đắp đê nắn dòng về phía thượng lưu đạt kết quả tốt”. 

Các rọ thép bọc đá chuẩn bị đưa xuống lòng sông Rào Trăng

Các rọ thép bọc đá chuẩn bị đưa xuống lòng sông Rào Trăng

Ông Nguyễn Xuân Thành, Trưởng Ban điều hành Thủy điện Rào Trăng 3 cho biết: “Trong kế hoạch triển khai đắp đập nắn dòng chảy bây giờ rất khó khăn do sông suối sâu, rộng, nước chảy xiết, khối lượng đất đào đắp tương đối lớn cho nên làm ngày một ngày hai không thể nào xong được. Nhưng với quyết tâm, công ty sẽ phối hợp với các lực lượng tổ chức tìm kiếm cả ngày lẫn đêm làm sao để tìm kiếm được anh em mất tích càng sớm, càng tốt”. 

Trong chiều 18/11, các lực lượng đã tập trung tập kết toàn bộ rọ đá (khoảng 300 rọ) xuống dòng sông Rào Trăng để ngày mai (19/11) bắt đầu đắp đập nắn dòng. Đây là một trong những vị trí được xem có khả năng cao nhất các nạn nhân bị vùi lấp. Do đó, công tác triển khai nắn dòng được các chiến sĩ triển khai rất chu đáo, tinh thần trách nhiệm cao.

Các lực lượng phấn đấu trong 1 đến 2 ngày tới sẽ ngăn đập nắn dòng hoàn tất, và chuyển qua giai đoạn tìm kiếm 12 nạn nhân dưới lòng suối.

Đưa các rọ thép qua nhiều đoạn đường khó khăn

Đưa các rọ thép qua nhiều đoạn đường khó khăn

Các chiến sĩ quần quật trong điều kiện địa hình bất lợi do nhiều sạt lở

Các chiến sĩ quần quật trong điều kiện địa hình bất lợi do nhiều sạt lở

Sông Rào Trăng nước chảy xiết với vận tốc rất lớn

Sông Rào Trăng nước chảy xiết với vận tốc rất lớn

Trung tá Phan Thắng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế (đứng giữa) xem xét địa hình địa vật và các phương án tìm kiếm nạn nhân mất tích

Trung tá Phan Thắng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế (đứng giữa) xem xét địa hình địa vật và các phương án tìm kiếm nạn nhân mất tích

Các xe múc xử lý khối lượng đất đá cản đường xuống sông Rào Trăng để thuận đường cho các chiến sĩ

Các xe múc xử lý khối lượng đất đá cản đường xuống sông Rào Trăng để thuận đường cho các chiến sĩ

Theo Dân Trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ