Học sinh lớp 12 tận dụng nghỉ Tết 'chạy nước rút' ôn tập

GD&TĐ - Học sinh lớp 12 dự định tận dụng đợt nghỉ Tết Nguyên đán để chạy nước rút trước khi tham dự các kỳ thi đánh giá năng lực...

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực hiện theo Chương trình GDPT 2018. Ảnh minh họa: INT
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực hiện theo Chương trình GDPT 2018. Ảnh minh họa: INT

Học nhóm online

Nguyễn Thị Hoàng Vũ - học sinh lớp 12/4, Trường THPT Nguyễn Trãi (Liên Chiểu, Đà Nẵng) dự định đăng ký Vật lý và Anh văn là 2 môn tự chọn trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vũ đặt mục tiêu trong kỳ nghỉ Tết, mỗi ngày giải 2 đề của 2 môn.

“Em muốn đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng). Ngoài sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển theo phương thức xét tuyển riêng của nhà trường thì điểm 3 môn Toán, Vật lý và Anh văn cũng phải từ 8 điểm trở lên mới hy vọng đỗ nguyện vọng 1. Sau kỳ nghỉ Tết, em sẽ dự thi chứng chỉ tiếng Anh nên trong dịp nghỉ lễ vẫn duy trì học tập với cường độ cao”, Vũ cho biết.

Để tăng hiệu quả ôn luyện, Vũ còn kết nối với nhiều bạn học cùng chia sẻ đề tham khảo bằng hình thức “học nhóm online”. “Chúng em sẽ so sánh kết quả bài làm, trao đổi cách giải câu khó. Trong những ngày nghỉ Tết, nhóm vẫn duy trì cách học này để các thành viên có thêm động lực trong quá trình giải đề. Tuy nhiên, em nghĩ việc giải nhiều đề không quan trọng bằng hiểu được cấu trúc, yêu cầu của đề, kỹ năng làm bài từ đề”, Vũ chia sẻ.

Tương tự, lớp học ôn thi đánh giá năng lực của Trần Trí Minh - học sinh lớp 12A1, Trường THPT Phạm Kiệt (Ba Tơ, Quảng Ngãi) chỉ nghỉ ngày mùng 1 Tết Nguyên đán. “Thầy cô thông báo lịch học mỗi ngày trên nhóm. Thời gian này, chúng em tự học các bài giảng chuyên đề do thầy cô quay video từ trước rồi tải lên nhóm.

Từ ngày mồng 2 Tết trở đi, là khoảng thời gian học online trên nền tảng Zoom để thầy cô giải đáp đề. Muốn nắm chắc kiến thức và cách vận dụng phù hợp với các dạng câu hỏi, chúng em phải tự làm trước các đề tham khảo, tránh rơi vào bị động trong buổi học”, Minh cho biết.

Trần Trí Minh dự kiến tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an và kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội. Từ đầu năm học 2024 - 2025, Trí Minh tìm hiểu thông tin liên quan đến các kỳ thi đánh giá năng lực. Em cũng tham gia một số nhóm trên mạng xã hội gồm học sinh đã và sẽ dự kỳ thi đánh giá năng lực để tham khảo kinh nghiệm ôn tập. “Sau khi tham khảo nhiều kênh thông tin, em quyết định mua gói học và luyện thi đánh giá năng lực trực tuyến với mức học phí khoảng 2 triệu đồng, kèm theo khóa học luyện thêm môn Toán”, Minh cho biết.

Như nhiều học sinh lớp 12 khác trên cả nước, hiện Minh và Vũ chủ yếu luyện trên các đề thi thử được xây dựng theo cấu trúc đề minh họa. “Chúng em chưa hình dung được đề thi theo Chương trình GDPT 2018 sẽ thay đổi gì, nhất là các dạng câu hỏi mới. Lúc đầu, em vừa học vừa tìm kiếm thông tin về đề tham khảo theo hướng đổi mới. Nhưng sau đó, em được thầy cô tư vấn phải tập trung ôn tập, nắm vững kiến thức và học kỹ trong sách giáo khoa chứ không nên mất thời gian đi thăm dò đề thi vì thời điểm này chỉ có các đề tham khảo”, Minh chia sẻ.

hoc-sinh-cuoi-cap-tan-dung-thoi-gian-on-tap-1.jpg
Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) tổ chức buổi tư vấn tâm lý cho học sinh lớp 12 trước thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán Ảnh: NTCC

Xây dựng thời gian biểu khoa học

Các lớp luyện thi mà Võ Hồng Hải Đăng - học sinh lớp 12/3, Trường THPT Thanh Khê (Thanh Khê, Đà Nẵng) có lịch nghỉ học trùng với lịch nghỉ của trường. “Thầy cô cho một số bài tập, đề tham khảo để làm trong thời gian nghỉ Tết. Em thấy thời gian nghỉ khá dài, nếu chia ra mỗi ngày làm một ít bài thì không quá áp lực. Đây cũng là điều cần thiết để duy trì nhịp học”, Đăng cho biết.

Với học sinh đã lên lịch ôn thi xuyên Tết, thầy Ngô Ngọc Hoàng Vương - Hiệu trưởng Trường THPT Ngũ Hành Sơn (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) cho rằng cần xây dựng thời gian biểu khoa học. Trong đó, phân chia hài hòa giữa việc học tập, thư giãn, luyện tập thể dục thể thao để duy trì sức khỏe thể chất - tinh thần cho đến những ngày diễn ra kỳ thi.

Theo thầy Vương, học sinh không nên quá áp lực và lo sợ trước những thay đổi trong các kỳ thi quan trọng sắp tới. Chương trình GDPT 2018 với phương châm lấy năng lực học sinh làm trung tâm. Các em đã làm quen với sự điều chỉnh trong cấu trúc đề thi từ các bài kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ gần 3 năm học vừa qua.

Nếu duy trì việc học ổn định, nắm chắc các kiến thức trong sách giáo khoa, có kỹ năng vận dụng thì hoàn toàn có thể tự tin và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn cho dịp nghỉ Tết để nạp năng lượng cho học kỳ II, được xem là giai đoạn nước rút của học và ôn tập.

“Tết cổ truyền là dịp đoàn tụ gia đình, dòng họ, gắn kết các thế hệ qua hoạt động thăm hỏi, chúc Tết… Học sinh nên sắp xếp hài hòa việc học và thời gian để tham gia một số hoạt động chung của gia đình như dọn dẹp nhà cửa, phụ giúp bố mẹ chuẩn bị các món ăn, đi chúc Tết hoặc tham gia hoạt động vui xuân phù hợp. Việc học tập - vui chơi và gắn kết gia đình cần hài hòa bởi điều gì quá đi cũng bất thường”. - Thầy Ngô Ngọc Hoàng Vương (Hiệu trưởng Trường THPT Ngũ Hành Sơn)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh 'Táo quân' dường như phai nhạt dần trong dịp Tết. Ảnh: INT.

'Gia vị' Táo quân

GD&TĐ - Ngay từ khi tôi còn bé tí, bạn đã trở thành chương trình được yêu thích và mong chờ nhất trong dịp Tết.

Binh sĩ Ukraine canh giữ tại một khu mỏ.

Đòn giáng mạnh vào phương Tây

GD&TĐ - Trữ lượng lithium của Ukraine được cho là thuộc top đầu thế giới. Tuy nhiên, Nga đã kiểm soát một mỏ lithium ở Donbass mà EU đã để mắt đến.

Minh họa/INT

'Cuộc chiến' chủ quyền

GD&TĐ - Dẫn nguồn thạo tin, truyền thông Canada cho hay, nước này có thể áp đặt các biện pháp thuế đáp trả đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Làm sạch và khử trùng các bề mặt “thường xuyên chạm vào” xung quanh nhà. (Ảnh: ITN)

Mẹo dễ dàng làm sạch nhà trước Tết

GD&TĐ - Nghỉ Tết, bạn sẽ dành phần lớn thời gian ở nhà, vì vậy không có gì quan trọng hơn việc bắt đầu làm sạch kỹ càng không gian sống của mình.