Học sinh hào hứng tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam–Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”

GD&TĐ - Sáng 12/11, tại Bảo tàng tỉnh Kon Tum, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và UBND thành phố Kon Tum tổ chức khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam–Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.

 Khai mạc triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam–Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Ảnh: Trúc Hân
Khai mạc triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam–Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Ảnh: Trúc Hân

Đến dự khai mạc Triển lãm có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và đông đảo cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, học sinh sinh viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố Kon Tum.

Phát biểu khai mạc tại Triển lãm, bà Nguyễn Thị Thơ - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, các tư liệu, hiện vật trưng bày ở Triển lãm là một phần các bằng chứng lịch sử và pháp lý thu thập được ở trong nước và từ các nước trên Thế Giới, trong đó có cả từ Trung Quốc.

Từ đó góp phần minh chứng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - đó là phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam, đã được các thế hệ người Việt khai phá, được các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ quản lý, bảo vệ và khẳng định chủ quyền một cách thực chất, liên tục và hòa bình trong suốt nhiều thế kỷ qua…

Sau lễ khai mạc, các đại biểu, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh và các tầng lớp nhân dân đã tham quan, nghe giới thiệu về nguồn tư liệu lịch sử, các bản đồ, các bằng chứng, cơ sở pháp lý…chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.

Đặc biệt các em học sinh đang theo học tại các trường trên địa bàn tỉnh rất hào hứng khi được tham quan triển lãm và được biết thêm nhiều thông tin bổ ích về Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong đó có phiên bản của các văn bản Hán – Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương, ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, khẳng định quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Du khách và các em học sinh hào hứng tham quan triển lãm. Ảnh: Trúc Hân
 Du khách và các em học sinh hào hứng tham quan triển lãm. Ảnh: Trúc Hân 

Đặc biệt là các châu bản triều Nguyễn (từ triều Gia Long đến triều Bảo Đại) ban hành liên quan trực tiếp đến vấn đề khai thác, quản lý, xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bên cạnh đó, phiên bản của các văn bản hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam ban hành trong thời kỳ 1954 – 1975; Nhà nước Cộng hòa XHCH Việt Nam ban hành từ năm 1975 đến nay tiếp tục khẳng định quá trình quản lý hành chính, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài ra còn có 65 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây công bố từ thế kỷ XVII đến nay.

Bên cạnh đó còn có 1 số bộ tem về Hoàng Sa và Trường Sa. Những công trình nghiên cứu, ấn phẩm của các học giả Việt Nam và nước ngoài về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xuất bản từ năm 1975 cho đến nay.

Triển lãm được diễn ra trong 5 ngày (từ 12 đến 16/11/2019).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.