Hiểu đúng về bệnh tâm thần

GD&TĐ - Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 1/5 thanh thiếu niên có bố hoặc mẹ mắc bệnh tâm thần như lo âu hoặc trầm cảm. Những thanh thiếu niên này có nguy cơ cao mắc các bệnh tâm thần hơn bạn cùng lứa.

Trẻ có cha mẹ mắc vấn đề tâm thần thường có xu hướng bị bệnh.
Trẻ có cha mẹ mắc vấn đề tâm thần thường có xu hướng bị bệnh.

Mặc dù có thể quen với những thay đổi hành vi hằng ngày của thành viên trong gia đình mình, nhưng những học sinh này thường không được tiếp cận với thông tin chính xác về sức khỏe tâm thần. Đây là những nguồn tin hữu ích có thể trao quyền và giúp trẻ tăng khả năng đối phó với sự kỳ thị về bệnh tâm thần.

Trong gần 30 năm, Joanne Riebschleger - Phó Giáo sư Công tác Xã hội và nghiên cứu sinh Jennifer Tanis tại Đại học bang Michigan (Mỹ) đã nghiên cứu nhu cầu thông tin về sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên. Đặc biệt, các em là người có thành viên trong gia đình mắc bệnh tâm thần. Các nghiên cứu cho thấy, những người trẻ này không nhận được đầy đủ thông tin - ở nhà, trường học hoặc trực tuyến - về sức khỏe tâm thần và bệnh tật.

“Nhiều cha mẹ không nói chuyện với con về các hiện tượng rối loạn sức khỏe tâm thần của họ. Các chương trình tăng cường khả năng quản lý cảm xúc và tương tác xã hội của thanh thiếu niên đang được bổ sung trong trường học. Tuy nhiên, các trường thiếu kinh phí, nguồn lực và nhân viên một cách trầm trọng để có thể cung cấp các bài học quy mô, bao gồm đầy đủ kiến thức về sức khỏe tâm thần. Điều này bao gồm các bệnh tâm thần thông thường và phương pháp điều trị, sự kỳ thị, đương đầu với căng thẳng và tìm kiếm sự giúp đỡ cho bản thân hoặc người khác”, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, những người trẻ tuổi gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần trong gia đình thường bị “bỏ qua”. Theo bà Riebschleger và Tanis, nhiều trẻ em muốn được giúp đỡ. Ví dụ, nghiên cứu về trẻ em từ 5 - 17 tuổi này cho thấy, những đứa trẻ biết cha mẹ chúng dùng thuốc hướng thần thường có hứng thú muốn hiểu thêm về mục đích, chế độ và tác dụng phụ của thuốc.

“Nhóm của chúng tôi gần đây đã hoàn thành việc xem xét các trang web về sức khỏe tâm thần dành cho thanh thiếu niên. Chúng tôi nhận thấy các quốc gia như Australia và Canada đã tạo ra các trang web với thông tin cho những cá nhân và gia đình phải chung sống với bệnh tâm thần”, các nhà nghiên cứu chia sẻ.

Tuy nhiên, hầu hết nội dung được viết cho những người trên trình độ đọc lớp Sáu. Điều này khiến không ít trẻ em khó có thể tiếp cận đáp ứng nhu cầu của những trẻ có cha mẹ mắc bệnh tâm thần.

Sau khi xác định được khoảng cách này, các nhà nghiên cứu đã làm việc với đồng nghiệp để xây dựng những nguồn lực mới. Nguồn lực này bao gồm một chương trình đọc - viết về sức khỏe tâm thần để dạy trẻ em về bệnh tâm thần, cũng như các công cụ đo lường kiến thức của chúng về các vấn đề sức khỏe tâm thần. Nhóm nghiên cứu cho biết đang cân nhắc các phương pháp để cung cấp chương trình này trực tuyến.

“Gần đây nhất, nhóm của chúng tôi đã xây dựng trang web Thông tin Sức khỏe Tâm thần cho thanh thiếu niên. Nhờ đó, giúp cung cấp thông tin chính xác về sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên. Trang web được thiết kế dành cho những người ở trình độ đọc đầu tiên của lớp Sáu. Thanh thiếu niên Mỹ có thành viên trong gia đình mắc bệnh tâm thần đã giúp hướng dẫn và xem xét việc phát triển nội dung. Điều này giúp đảm bảo trang web phù hợp với nhu cầu của họ”, bà Riebschleger và Tanis chia sẻ.

Trang web cung cấp thông tin cho thanh thiếu niên về bốn nền tảng trong việc hiểu biết về sức khỏe tâm thần. Những thông tin này có thể giúp các em đối phó khi gặp những thách thức về sức khỏe tâm thần của gia đình. Bốn nền tảng bao gồm:
 
1. Tìm hiểu bệnh tâm thần

Xác định các rối loạn sức khỏe tâm thần, các triệu chứng và điều trị là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hiểu biết về sức khỏe tâm thần. Kiến thức này giúp những người trẻ hiểu rằng, các triệu chứng, thay đổi tâm trạng và mối quan hệ khác trong gia đình là hậu quả của bệnh tâm thần, không phải bản chất của họ. Ví dụ: Một trẻ em, thanh thiếu niên có bố được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực có thể hiểu rằng, bố mình thay đổi tâm trạng cực độ và hành vi đột ngột là do bệnh. Và, trẻ sẽ hiểu rằng, bệnh của bố có thể được điều trị và kiểm soát thông qua kết hợp thuốc và liệu pháp.
 
2. Lầm tưởng và sự kỳ thị

Giới trẻ thường tin rằng, bệnh tâm thần rất hiếm, dễ lây lan và không thể điều trị được. Lầm tưởng này cô lập những đứa trẻ sống với một thành viên trong gia đình mắc bệnh tâm thần. Khi đó, trẻ có thể lo sợ về những điều sẽ xảy ra nếu ai đó phát hiện bí mật gia đình mình. Việc bỏ qua những hiểu lầm về bệnh tâm thần sẽ giảm sự kỳ thị. Nhờ đó, giúp thanh thiếu niên nhận ra rằng, nhiều gia đình - ngay cả những người nổi tiếng - cũng phải vật lộn với hàng loạt thách thức tương tự.
 
3. Kỹ năng đối phó

Tuổi thiếu niên thường đối mặt với không ít căng thẳng. Thanh thiếu niên là những người phải cân bằng giữa học tập, ngoại ngữ và các mối quan hệ xã hội. Bệnh tâm thần của gia đình, mặc dù không phải lỗi của ai, có thể khiến những năm khó khăn này trở nên căng thẳng hơn đối với trẻ. Thanh thiếu niên có thể xây dựng một kế hoạch cá nhân để quản lý căng thẳng. Ví dụ, họ có thể suy nghĩ tích cực, tập thể dục. Nhờ đó, quản lý suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình.
 
4. Tìm kiếm sự trợ giúp

Thanh thiếu niên có thành viên trong gia đình mắc bệnh tâm thần thường cảm thấy mình phải chăm sóc người khác. Điều quan trọng là họ phải biết nơi mình có thể tìm sự trợ giúp. Một số trang web có danh sách đầy đủ các nguồn, bao gồm liên kết đến những đường dây nóng về khủng hoảng, hoặc công cụ để xác định nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần tại địa phương.

Theo The Conversation

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.