Hé mở thông tin tuyệt mật về thảm họa Chernobyl

GD&TĐ - Vụ nổ lò phản ứng 4 của Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay.

Máy bay trực thăng tiếp cận lò phản ứng Chernobyl thực hiện chiến dịch tẩy uế.
Máy bay trực thăng tiếp cận lò phản ứng Chernobyl thực hiện chiến dịch tẩy uế.

Theo Svetlana Savranskaya, trong phần 2 cuốn sách của ông đã đề cập đến nhiều vấn đề về quan điểm, cách xử lý… của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô.

Hai nguyên nhân chính

Tài liệu trên bao gồm cuộc tranh luận vô cùng quan trọng diễn ra ngày 3/7/1986 trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô về Chernobyl. Khi ấy, ông Boris Shcherbina, Chủ tịch Ủy ban điều tra đã công bố rõ rằng tại khu lò phản ứng hạt nhân này, các nhân viên không chỉ vi phạm nguyên tắc an toàn mà còn do “các lò phản ứng RBMK đang ẩn chứa một số mối nguy hiểm tiềm tàng” từ khâu thiết kế. Từ nhận định trên, ông Shcherbina cũng đã yêu cầu tạm dừng xây dựng các lò phản ứng theo mẫu đã bị nổ.          

Báo cáo của Shcherbina đưa ra phân tích quan trọng về tình trạng của ngành công nghiệp điện hạt nhân trên toàn lãnh thổ Liên Xô và việc ăn bớt quy trình dẫn tới các vấn đề mất an toàn nghiêm trọng và đã có một số vụ tai nạn nhỏ xảy ra. Ngoài ra, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành thảo luận thường xuyên để sao cho khi thực hiện các công việc quan trọng sẽ né tránh được trách nhiệm và việc tìm ra một “con dê tế thần”. Tài liệu này cũng chỉ rõ tác động của chính sách công khai hóa và minh bạch hóa đến mức tối đa các hoạt động của các cơ quan nhà nước do nhà lãnh đạo Sergeyevich Gorbachyov đề xướng.

Những tư liệu quan trọng khác hiện nay đã được công khai trên  Internet. Một trong số đó là phần tài liệu biên soạn, tập trung vào các bằng chứng liên quan Chernobyl, bao gồm việc phân tích ban đầu tại Thụy Điển về ô nhiễm phóng xạ, đó là tín hiệu đầu tiên về tai nạn Chernobyl được đưa ra quốc tế. Các cuộc tranh luận nội bộ của Liên Xô về nguyên nhân vụ tai nạn; và những tín hiệu đối lập đầu tiên xuất hiện trong nội bộ Liên bang Xô Viết.

Tài liệu của Liên Xô công bố lần đầu tiên nói về những nỗ lực phi thường của quân đội, di tản công dân và tẩy uế môi trường ô nhiễm. Ủy ban Nhà nước về Khí tượng học Thủy văn và Bộ Y tế đã viết các báo cáo về những ảnh hưởng của hiện tượng phóng xạ và mức độ ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên nông nghiệp. Bộ Y tế Ukraine lập báo cáo khẩn trình lên Liên hiệp Y tế nước này một chương trình tổng quát về giám sát y tế, lấy mẫu và điều trị nạn nhân sơ tán, chương trình dinh dưỡng và phát hiện trẻ em - nhóm công dân nhỏ tuổi dễ chịu ảnh hưởng của chất phóng xạ hơn bất cứ nhóm người nào khác.      

Vào thời điểm đó thì cú sốc mang tên Chernobyl đã được bầu không khí công khai hóa và minh bạch hóa do tổng thống Gorbachev khởi động. Từ đó xuất hiện những chỉ trích và phê bình rộng rãi và căn bản từ trong chính phủ Liên Xô. Trong một bức thư gửi tới báo Sự thật, sau đó được chuyển tiếp tới Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô thì một nhóm được  gọi là “Những người thanh lý Chernobyl”, gồm các nhân viên dân sự và quân sự được kêu gọi giải quyết hậu quả của thảm họa hạt nhân năm 1986 tại Liên Xô, họ đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về việc thiếu một chính sách công khai minh bạch và thái độ thờ ơ của các tổ chức đảng và chính quyền địa phương. 

Những người thanh lý Chernobyl 

Tháng 11/1988 Viện sĩ Viện Khoa học Hàn lâm Nga Andrei Sakharov đã gửi thẳng bức một thư đến tổng thống Gorbachev, trong đó ông nhắc tới việc thiếu các chính sách minh bạch và việc một kỹ sư hạt nhân đã dính líu tới sự cản trở việc công khai hóa thảm họa Chernobyl. Đến năm 1989, một nhóm độc lập có tên “Những người thanh lý Chernobyl” tại Ukraine đã tiến hành lập ra Tổ chức Công đoàn của mình nhằm mục đích giám sát việc tẩy uế và thậm chí họ còn giám sát việc chi tiêu của nhà chức trách địa phương cho thảm họa này.         

Theo Sarah Dunn, Trợ lý Nghiên cứu, Chương trình Nga - Viện Lưu trữ An ninh quốc gia, những con số thống kê chính xác về y tế và tỷ lệ tử vong do những người  thanh lý Chernobyl thực hiện vẫn chưa được công khai. Giai đoạn 1986 - 1987 có 240.000 người thanh lý Chernobyl đã bị ảnh hưởng bởi liều hấp thụ phơi nhiễm phóng xạ cao nhất, họ ở trong vùng cách ly (gọi là vùng 30km) từ nhà máy điện hạt nhân, với liều hấp thụ phơi nhiễm phóng xạ trung bình năm 1986 ước tính họ chịu tác động có thể là 170 mSv (millisieverts, đơn vị đo lường quốc tế, đo lượng hấp thụ bức xạ ion hóa). Để bạn đọc tham khảo, theo mức giới hạn hợp pháp dành cho liều hấp thụ phơi nhiễm phóng xạ trong vòng 1 năm với công nhân do Ủy ban Nguyên tử năng lượng Hoa kỳ thông qua là 50 mSv. 

Bác sĩ Dự án Quốc tế của IAEA đang khám cho trẻ bị ảnh hưởng phóng xạ Chernobyl.
Bác sĩ Dự án  Quốc tế của IAEA đang khám cho trẻ bị ảnh hưởng phóng xạ Chernobyl.

Một nghiên cứu năm 2005 của Liên Hợp Quốc cho rằng, 50 người đã tử vong do ảnh hưởng trực tiếp từ lượng phóng xạ của thảm họa điện hạt nhân Chernobyl, đồng thời họ dự đoán sẽ có 4.000 người trong số những người thanh lý Chernobyl và cư dân đã sơ tán sẽ chết. Tổ chức Hòa bình Xanh quốc tế tuyên bố rằng Chernobyl đã gây ra cái chết của 200.000 người trong thời gian 1994 - 2004, và họ còn nhấn mạnh tới các tác động tiêu cực của phóng xạ như: Bỏng da, rối loạn tâm lý. Năm 2016, Bộ Y tế Ukraine đã nhắc nhở hàng năm có thể tới 20.000 người thanh lý Chernobyl chết do “các bệnh liên quan đến thảm họa Chernobyl”.           

20 năm sau sự kiện, cựu Tổng thống Gorbachev đã viết rằng “Thảm họa như là một bước ngoặt lịch sử, hơn bất kỳ điều gì nó giúp mở ra thời kỳ tự do bày tỏ ý kiến, nó xảy ra thời điểm mà chúng ta đã rõ cả hệ thống nhà nước sẽ không thể tiếp tục hoạt động theo lối cũ nữa”. Cho đến hôm nay mặc dù trước mắt đội quân những người thanh lý Chernobyl là vấn đề sức khỏe, tài chính, stress tâm lý song nhiều người vẫn không cảm thấy hối tiếc việc mình đã làm. Trong các lá thư của mình họ luôn bày tỏ niềm tự hào vì đã góp phần đẩy lùi thảm họa tại Chernobyl. Ông Sergey Krasilnikov, 65 tuổi là cựu nhân viên thanh lý Chernobyl nói: “Trước kia nếu tôi biết trước sự lãnh đạm và coi thường mà chính phủ dành cho tôi như hiện nay thì tôi có thể đã không tham gia công việc đó. Mặc dù vậy nhưng nay khi đã biết rõ được thực tế này rồi thì có lẽ tôi vẫn quyết làm những điều như tôi đã làm”.        

Vai trò của các tác giả quốc tế 

Binh sĩ được huy động vào hoạt động tẩy uế Chernobyl.
Binh sĩ được huy động vào hoạt động tẩy uế Chernobyl.

Trong báo cáo thực tập Hè tại Viện Lưu trữ An ninh quốc gia (2019), tác giả Brooke Lennox cho rằng, để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của thảm kịch nghiêm trọng từ Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl thì mỗi chúng ta cần nhìn nhận một cách xây dựng vào đóng góp của quốc gia khác và các tổ chức quốc tế trong việc thu thập và công khai hóa thông tin về sự ô nhiễm với quy mô rộng lớn này.  

Quốc gia đầu tiên phát hiện những ảnh hưởng môi trường do vụ nổ gây ra chính là Thụy Điển. Họ đã giúp làm sâu sắc hơn những kiến thức của thế giới về những gì xảy ra ở Liên bang Xô Viết vào ngày 26/4/1986 trong những thông tin ở 2 tài liệu được tải trên Internet. Theo họ, trong vòng 24 giờ, bụi phóng xạ đã lan xa hơn 1.448km kể từ trung tâm vụ nổ. Ngay khi các nhà khoa học Thụy Điển xác định được mức độ nghiêm trọng của tai nạn thì họ đã tiến hành một số bước đi trong đó có việc thực hiện cấm một số sản phẩm và đo hàm lượng Xêsi trong thức ăn. 

Việc Thụy Điển khuyến cáo công dân của mình không ngừng chú ý điều này không chỉ xác nhận tính chất nghiêm trọng của những ảnh hưởng môi trường đến từ thảm họa mà họ còn chỉ ra những khác biệt trong nỗ lực phòng ngừa thảm họa tiềm tàng giữa Liên Xô và Tâu Âu. Lời đáp nghiêm túc của Thụy Điển với vụ nổ này là một công cụ để hạn chế tối đa ảnh hưởng của  Cesium-127 đối với môi trường xung quanh (Cesium-127 là chất đồng vị phóng xạ của nguyên tố Xêsi được hình thành từ phản ứng phân hạch hạt nhân). Mặc dù, thực tế cần phải hành động một cách nhanh chóng nhưng do thiếu thông tin và sự bất lực của các tác giả tại quốc gia sở tại nên họ không thể hành động một cách độc lập, điều này đã khiến các biện pháp phòng tránh diễn ra chậm chạp tại Liên Xô lúc đó.   

Theo một nguồn tài liệu khác, giới lãnh đạo Xô Viết cam kết sẽ giảm sự phụ thuộc của quốc gia này vào dầu mỏ và khí đốt, đầu tư bền vững cho ngành năng lượng nguyên tử mà họ đã vạch ra, cho rằng “các ý kiến công luận nhằm phản đối nguyên tử hạt nhân chỉ ảnh hưởng trong thời gian ngắn mà thôi”. Sẽ có những lò phản ứng tiếp tục được khởi công trong số 35 chiếc đã được lên kế hoạch. Tai nạn vừa qua chỉ là 4 - 5 lò phản ứng kiểu cũ của Liên Xô, bởi 80% lò phản ứng hạt nhân đang lên kế hoạch đều được thiết kế theo kiểu mới và mới hơn nữa. Những lò phản ứng dạng RBMK sẽ vẫn tiếp tục được phép hoạt động và được lắp đặt thêm những thiết bị an toàn. 

Boris Shcherbina đã nói với Bộ Chính trị rằng những lò phản ứng hạt nhân RBMK đang hoạt động tại Liên Xô và các lò khác bán cho các nước xã hội chủ nghĩa “tất cả chúng đều không phù hợp với các yêu cầu an toàn hiện nay”. Báo cáo này đã tiết lộ một bức tranh gây sốc của những thất bại liên quan đến ngành năng lượng hạt nhân của Nhà nước Xô viết: “Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đã có 1.042 lò phản ứng hạt nhân phải ngắt điện khẩn cấp, trong đó có 381 điểm sử dụng lò phản ứng dạng RMBK tại các tạm phát điện hạt nhân. Đồng thời 2 người thiết kế là Dollezhal, Yemelyanov, đã không đưa ra cấp độ an toàn chuẩn cho dạng lò phản ứng RMBK và cũng không hề đánh giá độ tin cậy của chúng theo cách nhìn nghiêm túc”. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.