Hệ giá trị - Mục tiêu phát triển nhân cách người học

GD&TĐ - Ngày 21/3, tại Hà Nội, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Hệ giá trị - Mục tiêu phát triển nhân cách người học của hệ thống giáo dục". 

Các đại biểu tham dự hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo

Tham dự có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam; Ông Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; đại diện Bộ GD&ĐT có Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển.

Tại Hội thảo nhiều chuyên gia, các nhà khoa học đã đóng góp ý kiến quan trọng. Khi phát biểu khai mạc bà Nguyễn Thị Bình cho biết: Đề tài này, "Hệ giá trị với tư cách mục tiêu phát triển nhân cách người học của hệ thống giáo dục" là sự tiếp nối của hai đề tài nghiên cứu về giáo dục mà Qũy Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã thực hiện trong những năm 2007-2013. Trong quá trình nghiên cứu hai đề tài ấy, một vấn đề lớn luôn được các tác giả đặt ra là mục đích/mục tiêu giáo dục.

Theo báo cáo đề dẫn: Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến bày tỏ mối quan tâm, bức xúc vấn đề văn hóa xuống cấp, đạo đức xã hội suy đồi của một số thế hệ trẻ, nhất là những tệ nạn trong trường học.

Có ý kiến cho rằng trách nhiệm này thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội. Về mặt giáo dục, nếu chúng ta chỉ dừng lại ở việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhâ tài nhằm phát triển vốn con người để tăng trưởng kinh tế thì chưa đủ. Vì vậy, với giáo dục, mục đích tối hậu phải là phát triển con người, làm cho mỗi cá nhân đều cảm thấy xứng đáng là giá trị cao nhất của mọi giá trị.

Nhằm thực hiện mục đích ấy, trong bất kỳ tình huống nào nhà trường vẫn phải khắc phục các khuyết tật của mình, tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra cái mới mẻ, tốt tươi.

Muốn thực hiện được, nhà trường phải là một cộng đồng văn hóa, việc hình thành các giá trị đạo đức, luân lý phải là phần quan trọng nhất trong các hoạt động nhà trường. Như vâỵ rất cần xác lập một hệ giá trị với tư cách mục tiêu phát triển nhân cách của người học.

Hệ giá trị cá nhân với tư cách mục tiêu phát triển nhân cách người học của hệ thống giáo dục quốc dân cần bảo đảm hài hòa giữa các đặc tính cá nhân và xã hội, dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, trong đó các giá trị nền tảng và giá trị cốt lõi với hàm ý các giá trị này tạo thành chân đế và bộ khung của nhân cách.

Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, các tác giá đã đề cập đến hai vấn đề là phẩm chất, năng lực nhà giáo và vấn đề văn hóa học đường là rất hay. Chúng tôi chỉ góp thêm giải pháp làm sao khôi phục lại nề nếp giáo dục gia đình vì nó đang xuống cấp, khủng hoảng. Không xóa đói giáo dục gia đình chúng ta sẽ không thành công giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ