Trên Trái đất, có một vài hệ sinh thái ở những nơi mặt trời không chiếu sáng được. Trong đó, lớn nhất là ở biển sâu. Ở độ sâu khoảng 300, đại dương tối đen như hắc ín.
Theo một nghiên cứu mới, phần lớn các sinh vật được phát hiện ở những độ sâu như vậy đều tạo ra ánh sáng của chính mình.
Các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Thủy sinh Vịnh Monterey (MBARI) đã phân tích các cảnh quay từ 240 lần lặn xuống biển do tàu ngầm điều khiển từ xa thực hiện. Nhờ vào phần mềm Video Annotation and Reference System, cuộc khảo sát này đã xác định được hơn 350.000 cá thể động vật.
Nhóm nghiên cứu đã so sánh kết quả từ cuộc điều tra với cơ sở dữ liệu về các loài đã được biết là phát quang sinh học và xếp từng cá thể đã xác định được vào một trong năm nhóm: chắc chắn là sinh vật phát quang, có nhiều khả năng là sinh vật phát quang, rất ít khả năng là sinh vật phát quang, hoàn toàn không có khả năng phát quang sinh học và không xác định.
Nghiên cứu này cho thấy rằng, 3/4 trong số tất cả các cư dân ở vùng biển sâu đều tạo ra ánh sáng của chính mình. Đáng kinh ngạc là tỷ lệ phần trăm các loài phát quang sinh học nhất quán với phạm vi độ sâu. Tuy nhiên, các nhóm động vật chịu tránh nhiệm phát quang ở mỗi độ sâu lại thay đổi.
Trong khoảng từ bề mặt đến độ sâu 1.500m, sự phát quang sinh học chủ yếu là nhờ loài sứa và các động vật thân nhầy gốc phiến lược khác. Ở độ sâu từ 1.500m và 3.000m, hầu hết các sinh vật phát quang đều là các loài sâu biển. Phần lớn những loài phát triển mạnh ở độ sâu dưới 3.000m là những sinh vật nhỏ như nòng nọc và kiếm ăn bằng cách lọc nước , chúng được gọi là appendicularian hay larvacean.
Nhà nghiên cứu Severine Martini của viện MBARI phát biểu “tôi không chắc liệu mọi người có nhận thấy ra sự phát quang sinh học phổ biến đến mức nào. Đó không chỉ là một vài loại các biển sâu, giống như cá quỷ Angler, đó còn là các loài sứa, sâu, mực…tất cả mọi thứ”.
Các tác giả của nghiên cứu này là Martini và Steve Haddock đã công bố nghiên cứu của mình trên tạp chí khoa học Scientific Reports.