Hạnh phúc chông gai của đôi vợ chồng tật nguyền mưu sinh từ những tập vé số

Bao nhiêu năm qua, đôi vợ chồng tật nguyền ấy đã cùng dìu nhau bước qua những khó khăn trong cuộc sống. Niềm tin mãnh liệt, không chịu khuất phục trước định mệnh nghiệt ngã của họ không phải người bình thường ai cũng làm được.

Hạnh phúc chông gai của đôi vợ chồng tật nguyền mưu sinh từ những tập vé số

Họ là những người chịu nhiều bi kịch của số phận số phận, đến với nhau bằng sự đồng cảm. Bao nhiêu năm qua, đôi vợ chồng tật nguyền ấy đã cùng dìu nhau bước qua những khó khăn trong cuộc sống. Niềm tin mãnh liệt, không chịu khuất phục trước định mệnh nghiệt ngã của họ không phải người bình thường ai cũng làm được.

Chính tình yêu đã thắp lên nơi họ hi vọng để vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo. Đó là câu chuyện tình đẹp của anh Triệu Sinh Hùng (SN 1984, quê ở Hà Tây cũ) và chị Đặng Thị Vân (SN 1984, quê ở Phú Thọ), hiện sống ở đường Trần Cao Vân (TP Đà Nẵng).

Hanh phuc chong gai cua doi vo chong tat nguyen muu sinh tu nhung tap ve so - Anh 1

Hạnh phúc của anh chị là tự mưu sinh bằng sức lao động của mình

Hạnh phúc nảy sinh từ bất hạnh

Chúng tôi gặp anh chị lần đầu tiên trong một lần tình cờ hai người dìu nhau đi mời khách mua vé số. Lúc ấy, hình ảnh người đàn ông nhanh nhẹn nhưng bị mù cả hai mắt, hai tay bế người phụ nữ thân thể gầy gò cầm trên tay tập vé số mời chào khách khiến chúng tôi thực sự xót xa. Hỏi ra mới biết, đó là một cặp vợ chồng tật nguyền (anh bị mù hai mắt, còn chị bị liệt cả hai chân) vẫn ngày ngày lang thang khắp nơi mưu sinh bằng nghề bán vé số.

Lân la bắt chuyện, tôi được anh chị kể về cuộc đời của hai vợ chồng. Anh Hùng sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nông lại đông anh em nên cuộc sống gia đình lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ăn thiếu mặc.

Năm vừa tròn 2 tuổi, anh bị ốm “thập tử nhất sinh” nhưng vì gia đình không có tiền chữa trị nên phải để ở nhà chăm sóc. Rất may lần đó, anh vượt qua được cơn hoạn nạn nhưng đôi mắt thì không còn nhìn thấy gì nữa. Kể từ đó, anh phải tập quen dần với cuộc sống trong bóng tối, với cách đi mò mẫm và những sinh hoạt nhờ trí nhớ.

“Số phận tôi không may nên mới thành ra như vậy. Tôi cũng không hề than trách bố mẹ mình. Họ nghèo khổ, đến miếng ăn còn phải chạy vạy từng ngày thì lấy gì mà thuốc thang cho tôi. Thay vì bi lụy, tôi vui vẻ chấp nhận để tiếp tục cuộc sống của mình”, anh Hùng nói.

Đến năm 23 tuổi, anh được gia đình đưa vào Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề nhân đạo (Hà Nội). Tại đây, anh được tiếp xúc với nhiều người cùng cảnh ngộ. Anh cũng cảm thấy mình vẫn còn may mắn khi bắt gặp được những mảnh đời còn bất hạnh hơn. Cuộc đời đã lấy đi của anh đôi mắt nhưng ban cho anh một năng khiếu tuyệt vời về âm nhạc. Với năng khiếu ca hát, anh được tham gia vào đội văn nghệ của trung tâm, được đi biểu diễn khắp nơi. Đó là những ngày tháng vui vẻ nhất của chàng trai tật nguyền từ ngày sinh ra. Ở đây, anh Hùng không chỉ tìm được niềm vui của cuộc sống mà còn là nơi anh gặp được chị Vân - một nửa yêu thương của mình. Dù không cùng quê nhưng anh chị gặp được nhau như duyên số, cũng “nhờ” vào sự tật nguyền của mình.

Chị Vân kể, gia đình chị có 4 anh chị em, tất cả đều khỏe mạnh bình thường. Riêng chị từ nhỏ sinh ra đã bị liệt cả hai chân không thể đi lại được. Đến năm 20 tuổi, chị được đưa vào đội thêu của trung tâm hướng nghiệp dạy nghề nhân đạo.

Một thời gian sau đó, chị Vân cũng được chuyển sang đội văn nghệ - nơi anh Hùng đang hoạt động. Hai người đi hát cùng nhau rồi thân nhau, yêu nhau lúc nào không biết.

Kể về khoảng thời gian đó, chị ngượng ngùng: “Lúc mới sang, tôi chưa quen biết ai trong đội văn nghệ của anh Hùng. Biết tôi còn bỡ ngỡ, anh Hùng rất nhiệt tình chỉ bảo cho tôi. Nhưng lúc buồn, anh cũng hay tới chỗ tôi ngồi nói chuyện, an ủi, động viên. Từ đó, chúng tôi càng ngày càng thân thiết hơn, ngày nào không nói chuyện với nhau là cảm thấy như thiếu thiếu cái gì đó. Biết tôi không thể đi lại được nhiều khi anh còn tình nguyện cõng tôi đi chơi.

Mắt tôi bình thường nhưng anh lại không thấy gì bởi thế khi nhìn thấy cái gì hay tôi lại kể cho anh nghe để anh mường tượng lại. Dần dần, sau những lần đi chơi, nói chuyện cùng nhau, cả hai chúng tôi đều nhận ra rằng mình đã yêu nhau. Những kỷ niệm đó đến bây giờ, chúng tôi vẫn kể lại cho nhau nghe, đó là những tháng ngày thật hạnh phúc”.

Vượt lên số phận

Nhận thấy không thể sống thiếu nhau, hai người quyết định xin phép lãnh đạo trung tâm được về quê để ra mắt gia đình. Ngày hai người dắt nhau về, mọi người trong trung tâm ai cũng vui mừng. Họ mừng vì cuối cùng 2 số phận bất hạnh cũng có bờ vai để chia sẻ yêu thương. Nhưng bên cạnh sự vui mừng ấy, cũng không ít người ái ngại cho họ. Ái ngại vì họ không biết sau này họ có thể cùng nhau vượt qua được cuộc sống khó khăn đang chờ đợi phía trước hay không. Biết vậy nhưng chị gạt đi: “Tôi tin anh ấy sẽ cùng tôi vượt qua tất cả. Ông trời không cho chúng tôi được lành lặn nhưng tôi vẫn còn đôi mắt sáng, anh ấy có đôi chân, tôi sẽ là mắt, anh là chân cùng dìu nhau đi hết cuộc đời”.

Đến với nhau bằng sự đồng cảm và tấm lòng chân thành nhưng anh chị gặp phải không ít khó khăn. Ngày anh chị dắt nhau về ra mắt gia đình, hai bên cùng phản đối kịch liệt. Họ bảo: “Hai đứa chúng mày thân còn lo chưa nổi tới khi lấy nhau về làm gì mà ăn. Thành vợ thành chồng thì còn có nhiều việc phải lo chứ không hề đơn giản chỉ cần yêu nhau là lấy nhau được đâu. Cả hai đều tật nguyền, lỡ sinh con ra mà cũng như thế thì tội nghiệp cho đứa nhỏ”.

Trước rào cản tưởng chừng khó vượt qua đó, cả hai anh chị không hề bỏ cuộc. Hai người ra sức thuyết phục người thân để đến với nhau bằng được. Thấy không thể ngăn cấm, bố mẹ của hai bên vì thương con cũng đành chấp nhận. Dù vậy trong suy nghĩ lúc đó, mọi người đều cảm thấy lo lắng cho tương lai về sau của hai người. Không biết liệu sau này, anh chị có thể vượt qua được khó khăn hay không.

Cuối cùng, lễ cưới của anh chị cũng diễn ra trong sự có mặt của bà con hai họ. Ai cũng chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ về sau có một cuộc sống ổn định, hạnh phúc. Gần 1 năm sau, hạnh phúc ngập tràn khi chị Vân sinh được một bé gái đầu lòng xinh xắn và hoàn toàn khỏe mạnh.

Đó là nguồn sống bất tận của gia đình anh chị. Khi con gái tròn 1 tuổi, anh chị cũng xin phép gia đình được ra ở riêng rồi lấy số tiền cả hai dành dụm được mua một chiếc xe ba bánh để tiện đi lại vừa làm phương tiện mưu sinh. Hàng ngày cứ sáng sớm, cả hai lại sang gửi con nhà bà nội rồi cùng chở nhau đi bán vé số. Tuy vậy, thu nhập lúc đó không đáng là bao, cuộc sống vô cùng túng thiếu.

Hai năm sau đó, thấy cuộc sống ở quê khó khăn, vừa không muốn phụ thuộc vào người khác nữa, hai vợ chồng chị quyết định khăn gói vào TP Đà Nẵng tiếp tục mưu sinh bằng nghề bán vé số. Ngày nào cũng vậy, bất kể nắng cũng như mưa, sau khi đưa con đến trường, hai vợ chồng lại cùng nhau ngồi trên xe rong ruổi khắp mọi nẻo đường thành phố.

Chiều đến lại tới trường đón con cùng về. Chị liệt chân nhưng còn đôi mắt, chị là ánh sáng cho anh. Anh không thấy đường nhưng có đôi chân vững chắc và sức khỏe dẻo dai, anh là cánh tay, là đôi chân của chị. Chị điều khiển xe chở anh ngồi sau tới nơi bán vé, rồi anh bế chị vào trong đi mời khách. Số tiền một ngày kiếm được không nhiều nhưng hơn hẳn ở quê lúc trước, đủ để lo cho cuộc sống của 3 người trong gia đình nhỏ.

Với anh chị, chỉ cần ngày ngày được ở bên nhau, được cùng nhau chia sẻ gánh nặng gia đình, chăm sóc cho đứa con gái bé bỏng, được thấy con khôn lớn là động lực để hai người vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống mưu sinh đầy khốc liệt. Cuộc sống phía trước còn dài và nhiều chông gai nhưng khi kiếm sống bằng chính sức lực của mình, không phụ thuộc với người khác như chị Vân, anh Hùng đã là một nghị lực phi thường.

Theo GĐ&XH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.