Trong số 24 thống đốc đó có tới 23 người thuộc đảng Cộng hòa .

Một số gia đình tị nạn người Syria đang trú ẩn ở thủ đô Paris – Pháp. Ảnh: News.cn
Sau vụ tấn công khủng bố liên hoàn tại thủ đô Paris - Pháp hôm 13-11, một số chính khách phương Tây và Bắc Mỹ cảnh báo rằng không ít quốc gia đang “tự rước họa vào thân” khi tiếp nhận hàng ngàn người tị nạn mà không thể xác định được liệu họ có phải là thành phần cực đoan nguy hiểm hay không. Mối lo ngại này càng gia tăng khi một trong những kẻ tham gia vụ tấn công khủng tại Paris được cho là đã trà trộn vào dòng người tị nạn Syria đến Pháp thông qua Hy Lạp.
Tuy nhiên, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 (nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi) tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15-11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết nước này sẽ tiếp nhận 25.000 người tị nạn Syria từ giờ cho đến ngày 1-1-2016. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này không thể tránh khỏi áp lực gia tăng về việc siết chặt quá trình kiểm tra để đảm bảo các tay súng IS không lẫn vào dòng người tị nạn.
Lo sợ “các chiến binh thánh chiến xâm nhập Canada”, một người dân ở TP Quebec đã đăng tải bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi chính phủ hoãn kế hoạch tiếp nhận người tị nạn, thu hút hơn 33.000 chữ ký ủng hộ tính đến chiều 15-11. Thậm chí, kế hoạch tiếp nhận 200 gia đình người Syria tại thành phố này đã trở thành vấn đề tranh cãi trước khi xảy ra vụ tấn công ở Pháp.
Trước tình hình này, Đảng Bảo thủ thúc giục ông Trudeau đặt vấn đề an ninh lên hàng đầu trong quá trình tiếp nhận người di cư. Trong khi đó, Mỹ cam kết sẽ đón khoảng 10.000 người tị nạn Syria trong năm tới nhưng quá trình này có thể kéo dài đến 2 năm bởi người di cư phải trải qua nhiều vòng kiểm tra sức khỏe, an ninh và phỏng vấn.
Trước sức ép từ trong nước, Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 15-11 tiếp tục lên tiếng bảo vệ chính sách “mở cửa đối với người tị nạn” tại hội nghị G20 . Theo bà Merkel, những người chạy khỏi vùng chiến sự không đáng phải bị quy trách nhiệm cho những vụ tấn công khủng bố ở Paris.
Cũng tại hội nghị, nhiều lãnh đạo kêu gọi chấm dứt dòng người tị nạn và di cư đến từ Trung Đông và châu Phi. Các lãnh đạo này đồng ý rằng khủng hoảng di cư là vấn đề mang tính toàn cầu cần được giải quyết một cách đồng bộ, đồng thời tán thành việc tăng cường kiểm soát biên giới và an ninh hàng không. Dự kiến có khoảng 1 triệu người di cư từ Trung Đông và châu Phi đến châu Âu trong năm nay.