Hai "trùm" đường dây đánh bạc nghìn tỷ lại hầu tòa vì khoản "tự nguyện khắc phục hậu quả"?

Do liên quan đến kháng nghị của VKSND tỉnh Phú Thọ nên Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam – hai ông “trùm” của đường dây đánh bạc nghìn tỷ mặc dù không kháng án bản án sơ thẩm tuyên ngày 30/11/2018 nhưng vẫn bị triệu tập đến phiên tòa phúc thẩm. 

Hai "trùm" đường dây đánh bạc nghìn tỷ lại hầu tòa vì khoản "tự nguyện khắc phục hậu quả"?

Như đã đưa tin, hôm nay (5/3), TAND cấp cao tại Hà Nội chính thức mở phiên tòa xét xử phúc thẩm theo đơn kháng nghị của Viện Kiểm sát và kháng cáo của các bị cáo trong vụ án "đánh bạc nghìn tỷ" xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố trên cả nước. 

Hai trùm đường dây đánh bạc nghìn tỷ lại hầu tòa vì khoản tự nguyện khắc phục hậu quả? - 1

Quang cảnh phiên tòa hôm nay, 5/3.

Trong phiên xử ngày hôm nay, HĐXX dành thời nhiều thời gian để đọc lại bản án sơ thẩm mà TAND tỉnh Phú Thọ tuyên ngày 30/11/2018.

Phiên xử phúc thẩm lần này, tổng số các bị cáo vừa kháng cáo vừa kháng nghị có 83 bị cáo.

Trùm cờ bạc Nguyễn Văn Dương (nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty CNC) và Phan Sào Nam (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty VTC Online) cũng không kháng án nhưng được triệu tập do liên quan đến kháng nghị của VKS. Tuy nhiên, 2 bị cáo này đã có đơn xin xử vắng mặt.

Lý giải việc Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam mặc dù không kháng án nhưng vẫn trong danh sách phải triệu tập đến tòa lần này, theo ông Đoàn Minh Hương - Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ do 2 bị cáo này liên quan đến kháng nghị của VKSND tỉnh Phú Thọ.

Cụ thể, việc HĐXX không coi việc các bị cáo tự nguyện nộp tiền thu lời bất chính là tình tiết giảm nhẹ “Tự nguyện khắc phục hậu quả” được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự mà chỉ áp dụng cho được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Hai trùm đường dây đánh bạc nghìn tỷ lại hầu tòa vì khoản tự nguyện khắc phục hậu quả? - 2

An ninh bảo vệ nghiêm ngặt phiên tòa tại trụ sở -  TAND tỉnh Phú Thọ.

Đại diện VKS đề nghị HĐXX chấp nhận việc các bị cáo tự nguyện nộp từ 1/2 số tiền thu bất chính trở lên là tình tiết “Tự nguyện khắc phục hậu quả” quy định tại điểm  b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017, có như vậy mới đảm bảo sự phân hóa tội phạm trong vụ án đặc thù này. (Ví dụ: Bị cáo Phan Sào Nam tự nguyện nộp tiền và tài sản trên 1.300 tỷ đồng, tương đương trên 90,7% số tiền hưởng lợi do tổ chức đánh bạc mà có phải khác với bị cáo Nguyễn Văn Dương chỉ nộp 240 tỷ đồng, chưa được 17% trên tổng số tiền tổ chức đánh bạc mà có).

Nếu không có chính sách rõ ràng, không cho áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ Luật hình sự sửa đổi năm 2009 thì sẽ đánh đồng ý thức chấp hành pháp luật giữa người chấp hành pháp luật giữa người chấp hành tốt với người chấp hành ở mức độ không tốt trong việc tự giác nộp lại tài sản do phạm tội mà có.

VKSND tỉnh Phú Thọ cho rằng, đây là việc áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo được quy định tại Điều 7 Bộ Luật hình sự sửa đổi năm 2017 bởi điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017 có quy định khác và có lợi cho người phạm tội so với điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 ở chỗ thay “dấu phẩy” bằng từ “hoặc”. Cụ thể: Điểm b khoản 1 Điều 51 “b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả”.

Điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 “b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”.

Song, khi quyết định hình phạt đối với các bị cáo của HĐXX không dựa trên căn cứ pháp luật và mang tính chủ quan, áp đặt, trái với nguyên tắc quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017; không đảm bảo nguyên tắc công bằng về hình phạt giữa  các bị cáo nên không được dư luận đồng tình.

Trước đó, TAND tỉnh Phú Thọ đưa vụ án ra xét xử công khai từ ngày 12/11/2018 đến 24/11/2018. Theo đó, về tội danh:  HĐXX chấp nhận đúng như đề nghị của đại diện VKS; Về việc tòa áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo: HĐXX áp dụng thêm tình tiết quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự “Phạm tội có tổ chức” đối với các bị cáo phạm tội “Tổ chức đánh bạc” trong diện từ đại lý cấp 1 trở lên làm bất lợi cho bị cáo;

Theo đơn kháng nghị của VKSND tỉnh Phú Thọ, về việc tòa áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo: HĐXX không coi việc các bị cáo tự nguyện nộp lại hết hoặc gần hết số tiền thu lời bất chính là tình tiết quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự  mà chỉ cho bị cáo hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009.  Theo đó, đa số bị cáo phạm tội “Tổ chức đánh bạc” là các đại lý cấp 1, cấp 2 và phạm tội “Đánh bạc” đều bị HĐXX áp dụng mức hình phạt cao hơn so với mức hình phạt mà đại diện VKS đề nghị từ 10 đến 18 tháng tù.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ