Hải Phòng: Tiết Ngữ văn "đi" vào cuộc sống

GD&TĐ - Chiều 6/11, Trường THCS Lương Khánh Thiện, quận Kiến An, TP Hải Phòng tổ chức chuyên đề Ngữ văn lớp 6 cấp thành phố.

Tiết dạy của cô Lương Thị Hiền.
Tiết dạy của cô Lương Thị Hiền.

Cô giáo Lương Thị Hiền- giáo viên Ngữ văn và học sinh lớp 6A2 nhà trường lên tiết chuyên đề bài 4: Quê hương yêu dấu- Tiết 48: Chuyện cổ nước mình, của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Bài dạy cô giáo giúp học sinh nhận biết được đặc điểm cơ bản của thể thơ lục bát; nhận xét đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; học sinh cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.

Học sinh được khởi động, tạo hứng thú cho bài học qua  trò chơi “Ai nhanh hơn” để học sinh tìm ra những câu chuyện cổ có trong bài hát.

Với giọng đọc trầm, ấm, thiết tha, cô giáo và học sinh cùng nhau đọc từng đoạn văn bản. Các em nêu những từ khó trong bài, giúp nhau giải nghĩa dưới sự nhận xét, giải thích của giáo viên.

Vào bài, học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, được cô giao nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận, báo cáo kết quả.

Hoạt động khám phá văn bản, dưới sự hướng dẫn, gợi mở của cô, trò hiểu được tình cảm của nhà thơ với chuyện cổ nước mình và ý nghĩa các câu chuyện cổ.

Học sinh tự tin tương tác cùng cô giáo.
Học sinh tự tin tương tác cùng cô giáo.
Nhận xét về tiết dạy trên, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền - Trường THCS Hồng Bàng (quận Hồng Bàng) nêu ý kiến, cô Lương Thị Hiền đã vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật giảng dạy để phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, nếu để các em phát huy được tuy duy sự phản biện qua phần tìm hiểu kiến thức thì thật tuyệt vời. 

Trong bài dạy giáo viên đã sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy để giúp học sinh tiếp cận sâu văn bản như: hỏi- đáp; thảo luận nhóm đôi; trao đổi thảo luận nhóm…học sinh không chỉ hiểu được ý nghĩa văn bản, nắm được đặc điểm thơ lục bát, nhận xét độc đáo của từ ngữ mà còn được rèn khả năng làm việc nhóm, khả năng giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác…

Phần luyện tập, học sinh được củng cố kiến thức qua trò chơi mảnh ghép bí mật. Tiếp theo các em được vận dụng kiến thức đã học, phát huy năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác qua tiểu phẩm “Về miền cổ tích”.

Bà Nguyễn Thu Hương-Chuyên viên Phòng GD quận Ngô Quyền, cho rằng, những tiết chuyên đề như trên đã "cày những đường cày đầu tiên" để giáo viên môn Ngữ văn cùng học tập.

Bởi, các nhà trường vẫn còn nhiều băn khoăn, thậm chí loay hoay khi thay SGK thì thay đổi cách dạy như nào cho phù hợp. Với tác phong cô giáo nhẹ nhàng, tình cảm,  học sinh tiếp nhận kiến thức tốt.

Cô Hiền đã làm tốt phương châm đưa cuộc sống bước vào sách, đưa sách ra cuộc sống. Phương pháp dạy học tích cực, năng lực học sinh được phát triển rõ ràng. Mục tiêu tiết học đạt được là hình thành, phát triển phẩm chất nhân ái của các em qua tác phẩm

Tuy nhiên, phần nối giữa các hoạt động cần tạo mạch liên kết và mềm dẻo, bài dạy sẽ uyển chuyển, hiệu quả hơn.

Học sinh cảm nhận được tình yêu quê hương.
Học sinh cảm nhận được tình yêu quê hương.

Ông Trần Đức Hải, Phó phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Bảo chia sẻ, bài dạy của cô giáo thiết kế hoạt động khởi động phù hợp, hấp dẫn với học sinh. Đạt tiêu chí vui, phấn khởi, tạo sự kết nối với bài dạy. ông Hải cho rằng đây là phần sáng tạo và cũng dễ để các nhà trường học hỏi, tổ chức.

Bên cạnh đó, hệ thống câu hỏi của cô, đặc biệt câu hỏi tương tác rất hay. Hoạt động củng cố phù hợp với học sinh, tính khả thi cao. Hoạt động trải nghiệm qua tiểu phẩm rất ấn tượng.

Tuy vậy, ông Hải nhấn mạnh, bước từ chương trình giáo dục 2006 sang chương trình GDPT 2018, các nhà trường, giáo viên đều băn khoăn dạy sao cho kiến thức phù hợp, giúp học sinh phát triển được phẩm chất, năng lực.

Bài học không phải chỉ dạy tri thức mà  còn dạy các em đọc hiểu, để từ văn bản này có thể tiếp cận được văn bản khác. Hoạt động của cô trên lớp nên đơn giản, gọn gàng để tiết học đi vào cuộc sống.

Hoạt động trải nghiệm qua tiểu phẩm rất ấn tượng.
Hoạt động trải nghiệm qua tiểu phẩm rất ấn tượng.
Theo bà Vũ Thị Thúy, Chuyên viên phòng GD&ĐT quận Lê Chân, cô Hiền đã tích cực sử dụng đồ dùng, sản phẩm hợp lý, phương pháp phù hợp để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Học sinh chủ động, tương tác tốt. Qua bài học các em yêu mến, tự hào kho tàng chuyện cổ dân tộc, từ đó các em sống tốt hơn, nhân văn hơn.

Ông Đỗ Văn Lợi-Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng nhấn mạnh, năm học vừa qua ngành Giáo dục TP thành công trong nhiều lĩnh vực, trong đó Giáo dục Kiến An có nhiều thành tích đáng biểu dương, đặc biệt chất lượng thi vào lớp 10.

Với tiết dạy của cô Hiền, Sở GD&ĐT không coi đây là tiết dạy mẫu, minh hoạ cho chương trình mới mà từ tiết dạy của cô giáo, các phòng Giáo dục, tổ nhóm chuyên môn, giáo viên cốt cán bộ môn học hỏi những mặt tốt và cùng rút kinh nghiệm chuyên môn nếu phần nào chưa đạt.

Ông Lợi đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của cô trong tiết dạy, sự linh hoạt các phương pháp giáo dục và năng lực sư phạm của cô Hiền. Học sinh THCS Lương Khánh Thiện nhanh nhẹn, thông minh, qua tiết dạy thầy cô nhìn thấy sự hoạt động tích cực, tự tin của các em. Những ý kiến đóng góp của các phòng giáo dục, giúp cho giáo viên các nhà trường cùng làm tốt hơn công tác chuyên môn để thực hiện tốt chương trình GDPT 2018. 

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng đánh giá chuyên đề xếp loại xuất sắc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.