Hà Nội yêu cầu nhà trường xây dựng quy trình đón, nhận và bàn giao trẻ

GD&TĐ - Hôm nay (ngày 5/1), Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành Kế hoạch tuyên truyền, giáo dục bảo đảm trật tự ATGT trong các đơn vị trường học trên địa bàn Thành phố năm 2021.

Bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ đủ 6 tuổi khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp điện.
Bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ đủ 6 tuổi khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp điện.

Yêu cầu đặt ra với các đơn vị trường học là việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo đảm an ninh trật tự, ATGT phải phù hợp, sát đối tượng, đạt hiệu quả giáo dục cao; kết hợp giáo dục chính khóa với các hoạt động ngoại khóa; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trong trường học.

Đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật đảm bảo trật tự ATGT; tất cả các đơn vị trường học tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết về việc thực hiện quy định của pháp luật đảm bảo trật tự ATGT.

Nội dung tuyên truyền giáo dục tập trung về việc: Xây dựng văn hoá giao thông; bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ đủ 6 tuổi khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp điện; học sinh không tham gia giao thông bằng xe máy phân khối lớn khi chưa đủ điều kiện; phòng, chống ùn tắc giao thông cổng trường, chất lượng phương tiện đưa đón học sinh, xây dựng phương án đưa đón học sinh...

Triển khai nghiêm túc chương trình giảng dạy giáo dục ATGT do Bộ GD&ĐT ban hành. Tổ chức thường xuyên và hiệu quả các hoạt động ngoại khoá về ATGT; duy trì nếp sinh hoạt Câu lạc bộ, đội thanh niên xung kích giải quyết ùn tắc giao thông cổng trường.

Kế hoạch nêu rõ, các nhà trường xây dựng phương án đưa đón học sinh, phối hợp các lực lượng chức năng kiểm tra chất lượng phương tiện đưa đón học sinh bảo đảm an toàn không để xảy ra ùn tắc giao thông tại cổng trường.

Các trường có học sinh đưa đón bằng xe ô tô, các đơn vị chủ động lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có uy tín, xe đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật để vận hành an toàn; lái xe phải có ý thức tốt, có trách nhiệm cao, nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT. Lãnh đạo nhà trường phải xây dựng nguyên tắc quy trình đón, nhận trẻ từ gia đình (điểm đón trẻ) lúc đến trường và trong thời gian học tập tại trường cho đến khi bàn giao trẻ cho gia đình bảo đảm chặt chẽ, rõ trách nhiệm thông báo rộng rãi quy trình này đến cán bộ giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh để cùng phối hợp thực hiện bảo đảm an toàn cho học sinh.

Trong năm 2021, ngành GD Hà Nội cũng đẩy mạnh kiểm tra công tác giáo dục ATGT của các đơn vị trường học; chỉ đạo các đơn vị xử lý các cá nhân vi phạm ATGT, đánh giá thi đua các đơn vị trường học về công tác giáo dục ATGT.

Công tác giáo dục ATGT được tổ chức lồng ghép trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt lớp, đoàn, đội, sinh hoạt chuyên đề.Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh và học sinh qua hệ thống truyền thanh thanh của trường vào đầu, cuối buổi học, buổi họp phụ huynh học sinh và những thời gian chuyển tiết; kết hợp tuyên truyền thông qua pano, khẩu hiệu, tờ gấp...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một số tang vật chuyên án 324C mà lực lượng cảnh sát ma túy triệt phá.

Triệt phá gần 30.000 vụ án về ma túy

GD&TĐ - Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025.

Người dân tất bật ép mía để lấy nước nấu mật. (Ảnh: T.H)

Làng mật mía đỏ lửa nấu vị ngọt cho Tết

GD&TĐ - Có truyền thống hơn 50 năm làm nghề nấu mật mía, thời điểm những tháng giáp Tết, người dân xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh), lại tất bật vào vụ với nhiều niềm vui, hương vị ngọt ngào.