Hà Nội, Việt Nam nổi bật truyền thông toàn thế giới

Hình ảnh và tin tức về Việt Nam, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim lần này, cũng thường xuyên được truyền đi toàn thế giới...

Hà Nội, Việt Nam nổi bật truyền thông toàn thế giới
Keyword đầu tiên có dấu

Hình ảnh ông Kim Jong-un được Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng các quan chức của Việt Nam đón tại ga Đồng Đăng xuất hiện trên trang Ouest-France (Pháp)

Những ngày qua, Hà Nội trở thành tâm điểm của truyền thông quốc tế khi rất nhiều phóng viên từ các hãng thông tấn, báo chí trên khắp thế giới đổ về đây để đưa tin về Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Tác nghiệp từng giờ, từng phút

Khoảng 2.600 phóng viên quốc tế đã có mặt tại Thủ đô Hà Nội của Việt Nam để đưa tin về sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2, sẽ diễn hôm nay và ngày mai (27-28/2).

Các hoạt động tác nghiệp của phóng viên đến từ nhiều hãng thông tấn và báo chí nổi tiếng như: Yonhap, Reuters, AP, Korea Herald, NHK, Arirang... đã diễn ra trong hai tuần qua, bao gồm các thông tin bám sát hoạt động của các đoàn ngoại giao Mỹ, Triều Tiên tại Việt Nam.

Hình ảnh và tin tức về Việt Nam, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim lần này, cũng thường xuyên được truyền đi toàn thế giới, bao gồm công tác chuẩn bị hậu cần chu đáo, cẩn thận và an toàn cho các phái đoàn Mỹ, Triều Tiên.

Từ sáng sớm ngày 26/2, hàng trăm PV đã trực chờ tại ga Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn chờ đón Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un sau khi nhà lãnh đạo này xuyên qua lãnh thổ Trung Quốc để tới đây. Nhiều phóng viên đã phải tới từ rất sớm, túc trực tại khu vực này từ ngày 25/2 để chọn được vị trí đẹp, thuận tiện cho việc tác nghiệp.

Trong khi đó, chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Mỹ Donald Trump hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài vào tối 26/2. Ngay từ chiều 26/2, một nhóm đông các phóng viên quốc tế và trong nước đã có mặt, phục đón sẵn tại sân bay này để đưa tin về các hoạt động của nhà lãnh đạo Mỹ.

Keyword đầu tiên có dấu

Ảnh ông Kim Jong-un và ông Võ Văn Thưởng trên trang chủ hãng Yonhap (Hàn Quốc)

Kỳ vọng gì ở Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội?

Chỉ trong ngày 26/2, tràn ngập trên các trang báo của Reuters, AP, Straitstimes, Yonhap, NHK, Nikkei Asian Reivew, Tân Hoa Xã, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) và truyền thông Mỹ, Anh bao gồm: CNN, CNBC, Fox News, BBC... đã đăng tải hàng trăm tin, bài liên quan đến chuyến đi tới Việt Nam của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên để tham dự cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 2 được kỳ vọng sẽ mang lại kết quả cụ thể trong các vòng đàm phán hạt nhân.

Tờ Nikkei Asian Review đăng tải bài viết: “Ông Trump và Kim sẽ phải đối mặt với sự quan tâm kỹ lưỡng hơn trong vòng hai cuộc đàm phán hạt nhân”. Trong đó, tờ báo Nhật Bản cho rằng, Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội có thể sẽ được quan tâm kỹ lưỡng hơn so với cuộc họp đầu tiên của họ ở Singapore, vốn được nhận xét mang tính biểu tượng và định hướng khi lần đầu một Tổng thống Mỹ đương nhiệm và nhà lãnh đạo Tối cao Triều Tiên gặp nhau.

Tờ Nikkei dẫn lời ông Joel Wit, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Stimson, người từng góp phần đàm phán thỏa thuận hạt nhân năm 1994 của Mỹ và Triều Tiên, nhấn mạnh: “Sẽ có rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời ngay cả sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đồng ý về một quy trình: Làm thế nào để giải trừ vũ khí và các cơ sở hạt nhân, ai sẽ làm điều đó và ai sẽ trả chi phí. Tất cả chúng đều rất phức tạp”.

Hãng tin Reuters trích dẫn nhận định của ông Gi-Wook Shin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương của Đại học Stanford cho biết, nhiệm vụ cơ bản nhưng cấp bách nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội là sự hiểu biết chung về những gì phi hạt nhân hóa sẽ đòi hỏi.

Sự mơ hồ và tối nghĩa của thuật ngữ “phi hạt nhân hóa” chỉ làm trầm trọng thêm sự hoài nghi về cả cam kết của Mỹ và Triều Tiên có thể sẽ được cụ thể hơn trong hội nghị ở Hà Nội, ông Gi-Wook Shin lưu ý.

Một số nhà bình luận quốc tế kỳ vọng rằng, cuộc gặp thượng đỉnh Hà Nội mở ra cơ hội đối thoại sòng phẳng để Mỹ - Triều dàn xếp quan hệ tốt đẹp trong tương lai và rất có thể sẽ là khởi đầu cho những thay đổi mang tính lịch sử giữa quan hệ Washington - Bình Nhưỡng.

Keyword đầu tiên có dấu

Ảnh lễ đón ông Kim Jong-un trên trang chủ kênh ABC (Australia)

Trong một bài viết đăng tải ngày 26/2, hãng tin AP cho hay, trong cuộc gặp với các trợ lý cao cấp ở Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói rằng, các cuộc đàm phán Trump - Kim tại Việt Nam lần này sẽ là cơ hội quan trọng để đạt được hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Moon là người đã gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un 3 lần vào năm 2018 và là người vận động tích cực để hồi sinh chính sách ngoại giao về vấn đề hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên. Ông Moon mong muốn có một bước đột phá trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này, cho phép ông thúc đẩy các kế hoạch đầy tham vọng với Triều Tiên, bao gồm dự án kinh tế liên Triều, hiện đang bị gián đoạn bởi các lệnh trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng.

“Nếu Tổng thống Trump thành công trong việc giải quyết sự thù địch Chiến tranh Lạnh cuối cùng của thế giới, đây sẽ trở thành một kỳ tích vĩ đại mới được ghi lại trong lịch sử thế giới”, ông Moon nói trên AP.

Theo Baogiaothong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Xóa định kiến

GD&TĐ - Xóa bỏ định kiến về giới tính trong lựa chọn ngành, trường học, nghề nghiệp là vấn đề đặt ra nhiều năm nay và đã có những chuyển biến tích cực.
Joshua Zirkzee đang nằm trong kế hoạch mua sắm của Arsenal.

Arsenal nhắm tiền đạo của Bayern Munich

GD&TĐ - Theo Mirror, Arsenal muốn mời tiền đạo ngôi sao của Bologna - Joshua Zirkzee một bản hợp đồng đến năm 2029, với mức lương hàng năm là 5 triệu Bảng.