Hà Nội: Triển khai làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Hà Nội hướng dẫn qui trình thẩm định chương trình làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ trong trường phổ thông trên địa bàn thành phố.

Hà Nội: Triển khai làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo

Theo văn bản này, Phòng chuyên môn phối hợp với các phòng, ban của Sở GD&ĐT quản lí, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ trong trường phổ thông và các cơ sở ngoài công lập.

Kiểm tra các điều kiện tổ chức và triển khai thực hiện chương trình sau khi các đơn vị đã được phép thực hiện chương trình tại các trường mầm non và phổ thông. Thẩm định chương trình mới và gia hạn chương trình đã thực hiện.

Các phòng GD&ĐT cho phép các đơn vị triển khai chương trình làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ với trường tiểu học, THCS trên địa bàn quản lý khi đủ các điều kiện theo qui định;

Kiểm tra hoạt động làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ trong trường tiểu học và THCS; chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động của các đơn vị làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ với các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Các trường triển khai chương trình làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và chương trình bổ trợ ngoại ngữ nghiên cứu Đề án, kiểm tra hồ sơ, chương trình, văn bản phê duyệt (xin phê duyệt lần đầu) hoặc chứng nhận gia hạn chương trình trong những năm tiếp theo, phối hợp tổ chức dạy mẫu.

Chỉ đựợc triển khai chương trình làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và bổ trợ ngoại ngữ khi đã đảm bảo dạy đủ chương trình theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT.

Thống nhất trong Ban Giám hiệu, hội đồng trường; giới thiệu và xin ý kiến cha mẹ học sinh; cha mẹ học sinh đăng ký tự nguyện (không ép buộc dưới mọi hình thức); chỉ được ký thỏa thuận hợp tác khi đảm bảo các qui định và được sự cho phép của các cấp quản lý.

Các trường cũng chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chương trình có chất lượng.

Đối với cấp tiểu học, đề nghị các nhà trường có lộ trình triển khai thực hiện chương trình ngoại ngữ 10 năm để đạt mục tiêu 100% các trường tiểu học học tiếng Anh 4 tiết/ tuần từ lớp 3 vào năm học 2017 - 2018 theo yêu cầu của Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ