Hà Nội: Số lượng học sinh "trượt lớp 10" sẽ không nhiều

Hà Nội: Số lượng học sinh "trượt lớp 10" sẽ không nhiều

Tại Hội nghị thông tin báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 7/7/2020,  đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội đã thông tin những kết quả nổi bật năm học 2019 - 2020 và kế hoạch chuẩn bị năm học mới 2020 - 2021 trên địa bàn Thành phố, trong đó có vấn đề tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập.

Ông Lê Hồng Chung- Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay vẫn giữ ổn định so với năm trước. Đối với trường công lập vẫn giữ phương thức "Thi tuyển", tổ chức thi 3 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành đã được tinh giản theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS. 

Bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 60 phút;

Thời gian thi tuyển sinh trong 2 ngày 17/7 và 18/7/2020. Sở dự định thành lập 172 điểm thi với 3.728 phòng thi, điều động khoảng 12.000 cán bộ coi thi, giám sát.

Đối với trường THPT ngoài công lập và công lập tự chủ tài chính thực hiện phương thức "Xét tuyển" căn cứ vào Điểm xét tuyển của thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập hoặc dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của học sinh ở cấp THCS.

Hà Nội: Số lượng học sinh "trượt lớp 10" sẽ không nhiều ảnh 1
Ông Lê Hồng Chung- Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội trình bày báo cáo tại hội nghị

Trước băn khoăn về việc học sinh sẽ học ở đâu khi không thi đỗ vào lớp 10 công lập, ông Phạm Quốc Toản - Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết: Toàn thành phố có gần 89.000 học sinh lớp 9 đăng ký dự thi vào lớp 10, còn khoảng 15.000 học sinh không đăng ký dự thi, nhiều hơn 5.000 học sinh so với năm học trước.

Qua rà soát, thống kê về nguyện vọng học tập của những học sinh này, các em đã đăng ký dự tuyển vào các trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; số còn lại đăng ký theo học ở 38 trường trung cấp nghề.

Liên quan đến nội dung này, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại nhận định, với tỉ lệ 62% số học sinh tốt nghiệp THCS được tuyển vào trường công lập, trong khi có gần 89.000 học sinh dự thi vào lớp 10, thì sẽ có 65.000 học sinh đỗ.

Như vậy, tỉ lệ học sinh đỗ rất lớn, học sinh không nên quá lo lắng. Thành phố có đủ các loại hình trường học, đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh hiện nay.

Năm học này sẽ có hơn 104.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS, số học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 THPT là 88.928 em. Như vậy, sẽ có hơn 15.000 học sinh không đăng ký vào 10 và chuyển sang học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên và học nghề. Đây là kết quả của chủ trương phân luồng học sinh sau THCS của TP.

Những năm gần đây, Hà Nội đã thực hiện định hướng và phân luồng từ cấp học THCS. Theo đó, các em được học nghề và học 7 môn văn hóa và vẫn tham gia thi tốt nghiệp THPT, không phân biệt với bằng tốt nghiệp của các trường công lập. Do đó, ngày càng có nhiều học sinh lựa chọn học nghề vì có nhiều ưu đãi của thành phố cũng như khả năng tìm kiếm việc làm cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.