Hà Nội sẽ tăng trưởng trên nền khoa học, công nghệ

GD&TĐ - Hà Nội triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và sáng tạo…

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu.

“Tung” các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế

Ngày 8/12, Phó Chủ tịch Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, 2022 là năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Thành phố đề ra 22 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2022. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): 7,0 - 7,5%. Thu nhập bình bình quân đầu người: 139 - 141 triệu đồng...

Để hiện thực hóa các mục tiêu nêu trên, thành phố sẽ tập trung thực hiện nghiêm về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19. Chủ động xây dựng, cập nhật và triển khai các kịch bản phòng, chống dịch bệnh tương ứng với các cấp độ dịch. Thường xuyên đánh giá, công bố kịp thời để người dân và doanh nghiệp chuyển đổi trạng thái các hoạt động kinh tế, xã hội phù hợp...

Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tận dụng có hiệu quả các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Theo đó, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan hành chính các cấp. Trong đó, trọng tâm là thực hiện công khai, minh bạch các thông tin quản lý, điều hành, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung của thành phố...

Thành phố cũng sẽ tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất kinh doanh gắn với triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp (PCI). Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó, triển khai đồng bộ, kịp thời các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế của Trung ương và thành phố. Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Thành phố thực hiện miễn giảm thuế, phí; các chính sách hỗ trợ người lao động, hỗ trợ tìm kiếm, mở rộng thị trường và kênh phân phối sản phẩm, kết nối tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh tổ chức lại sản xuất, đơn giản hóa các thủ tục hành chính...

Ngoài ra, thành phố tiếp tục đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển các ngành kinh tế, nhất là dịch vụ, thương mại, du lịch, phục hồi các chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, kênh phân phối. Thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành tài chính ngân sách. Hà Nội cũng quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư ngày từ đầu năm.

Thành phố chủ động tháo gỡ khó khăn đối với các dự án ngoài ngân sách, tạo điều kiện thu hút nguồn lực đầu tư từ người dân và doanh nghiệp, đa dạng hóa mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội...

Cùng với đó, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, đẩy mạnh giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Đại biểu HĐND TP Hà Nội phát biểu.
Đại biểu HĐND TP Hà Nội phát biểu.

Kinh tế phục hồi, an ninh trật tự giữ vững

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết thêm, kinh tế của Thủ đô đã dần phục hồi, duy trì đà tăng trưởng sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong quý III năm 2021.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, GRDP 6 tháng đầu năm của thành phố Hà Nội đạt 6,02%; 9 tháng đạt 1,44% (do tác động của dịch bệnh, GRDP quý III tăng trưởng âm 6,89%), quý IV tăng 6,69% và GRDP cả năm của thành phố là 2,92%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát và điều hành theo kế hoạch, dự kiến tăng khoảng 1,9 - 2,4%.

Một số lĩnh vực phục hồi tốt sau thời kỳ giãn cách xã hội: Sản xuất công nghiệp, xây dựng (trung bình 6 tháng đầu năm đạt 7,64%; quý III là 6,79%; quý IV đạt 8,04% và ước cả năm đạt 3,85%); dịch vụ (trung bình 6 tháng đầu năm đạt 5,87%; quý III là 7,66%; quý IV đạt 6,84% và ước cả năm đạt 2,71%); sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (đạt 3,46%)... đóng vai trò quan trọng thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2021 ước thực hiện là 255.089 tỷ đồng, đạt 108,3% dự toán Trung ương giao, đạt 101,5% so với dự toán HĐND thành phố giao.

Đối với chi ngân sách địa phương ước thực hiện 84.734 tỷ đồng, đạt 87,2% dự toán Trung ương giao. Trong đó, chi đầu tư phát triển là 38.887 tỷ đồng (đạt 84,3% dự toán thành phố giao và đạt 93,3% dự toán Trung ương giao), chi thường xuyên là 45.437 tỷ đồng (đạt 95,9% dự toán).

Công tác quản lý điều hành tài chính, ngân sách chủ động, linh hoạt, hiệu quả. Cụ thể, các cấp, các ngành của thành phố đã chủ động điều chỉnh, tiết giảm các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cấp bách (với tổng số tiền qua 3 đợt tiết giảm là gần 2.700 tỷ đồng) để bổ sung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch và chi đầu tư phát triển.

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện với nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp được đẩy mạnh và triển khai đồng bộ.

Tại buổi họp sáng 8/12, hầu hết các đại biểu HĐND TP Hà Nội đều đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của UBND TP Hà Nội trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch công tác năm 2021. Đặc biệt, bối cảnh vừa phòng chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo “an ninh, an sinh và an dân”.

Đáng chú ý, trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thành phố vẫn hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội quan trọng như: Làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, hỗ trợ các đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch…

Đồng thời, thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân và cử tri, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.