Hà Nội: Cảnh báo hiểm họa cháy nổ chung cư dịp Tết

Vào thời điểm cận Tết, nguy cơ cháy nổ ở các khu chung cư tăng cao khi hoạt động cúng lễ và hội họp của người dân được diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, người dân vẫn khá thờ ơ và chủ quan với hiểm họa này.

Hà Nội: Cảnh báo hiểm họa cháy nổ chung cư dịp Tết

Theo thống kê của Công an thành phố Hà Nội năm 2018, chỉ riêng trên địa bàn thành phố đã xảy ra hơn 730 vụ cháy, khiến 10 người chết, 20 người bị thương và thiệt hại tài sản ước tính lên tới 300 tỷ đồng. Bên cạnh đó thì rất nhiều vụ cháy nổ tại chung cư với diễn biến phức tạp trong những năm gần đây đã đưa ra một hồi chuông đáng báo động về hiểm họa này.   

Hầu hết các vụ cháy lớn gây nhiều thiệt hại về người và của đều có một điểm chung đó là do cơ sở không đảm bảo về điều kiện phòng cháy chữa cháy, không trang bị hoặc không có đầy đủ các phương tiện chữa cháy và thiết bị cứu hộ. Ngoài ra, việc thường xuyên kiểm tra và giám sát định kỳ các thiết bị điện cũng chưa được thực hiện tốt.

Hà Nội: Cảnh báo hiểm họa cháy nổ chung cư dịp Tết - 1

Vụ hỏa hoạn thương tâm tại chung cư Carina, thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 3 năm 2018 khiến 13 người chết và 14 người khác bị thương.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố khách quan ấy thì cũng còn những nguyên nhân bắt nguồn từ chính người dân khi đã quá chủ quan với cháy nổ. Nhận thức của người dân về phòng cháy chữa cháy, xử lý tình huống và thoát nạn còn rất hạn chế và chủ quan. Đặc biệt, trong dịp tết nguyên đán, các hoạt động sinh hoạt của người dân như thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã và nấu nướng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hỏa hoạn.

Mặc dù công tác phòng cháy chữa cháy trong những năm gần đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cháy nổ vẫn diễn ra vô cùng phức tạp và nguy hiểm. Đặc biệt ở những khu chung cư, cao ốc tích hợp nhà ở, kinh doanh, dịch vụ với diện tích nhỏ và mặt đường hẹp, gây khó khăn cho công tác chữa cháy và hỗ trợ thoát nạn. Chính vì vậy, ban quản lý tòa nhà cần thông báo và lưu ý cư dân, hộ kinh doanh về việc ngắt các thiết bị điện, nhiệt và lửa khi đi vắng dài ngày. Đặc biệt là tuyên truyền nâng cao cảnh giác về phòng và chữa cháy trong những ngày nghỉ Tết nguyên đán. 

Cùng với đó, người dân cũng cần chủ động trong công tác phòng chữa cháy, nên ngắt các thiết bị điện, nhiệt khi đi ra ngoài, đặc biệt là bộ chuyển đổi nguồn điện hay các loại đèn xông tinh dầu, khi thắp hương hay hóa vàng cần tránh các khu vực dễ bén lửa và đợi tàn lửa tắt rồi mới ra ngoài. Bên cạnh đó người dân cũng cần tìm hiểu thêm về các kỹ năng xử lý khi có hỏa hoạn, phương tiện chữa cháy và phương thức thoát hiểm bên trong tòa nhà mình đang sinh sống. Khi có hỏa hoạn, cần lập tức báo tin cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.

Theo dantri

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.