Google bắt đầu sử dụng cáp quang biển nhanh nhất thế giới

Trong khi Facebook và Microsoft mới bắt tay vào dự án xây dựng tuyến cáp dưới đáy Đại Tây Dương, Google đã nhanh chân hơn một bước.

Google bắt đầu sử dụng cáp quang biển nhanh nhất thế giới
Google bat dau su dung cap quang bien nhanh nhat the gioi - Anh 1

Tuyến cáp FASTER xuyên Thái Bình Dương của Google và các đối tác.

Đầu tháng 6/2016, Facebook và Microsoft thông báo về kế hoạch xây dựng tuyến cáp Internet xuyên Đại Tây Dương, có tốc độ truyền dữ liệu tối đa 160 TB/giây. Tuy nhiên, Google có vẻ không hề nao núng trước thông tin này bởi hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới đã cùng đối tác bắt tay xây dựng tuyến cáp quang biển từ 2 năm trước.

Google và 5 hãng viễn thông châu Á gây quỹ cho tuyến cáp FASTER trị giá 300 triệu USD trải dài từ Mỹ tới Nhật Bản trong năm 2014. Trong blog tuyên bố tuyến cáp bắt đầu hoạt động, Alan Chin Lun Cheung, người thuộc đội Cơ sở hạ tầng mạng ngầm, viết: “Đây là cáp biển có năng lực cao nhất từng được xây dựng – nhanh hơn 10 triệu lần so với modem cáp trung bình…”. FASTER có tốc độ truyền tải dữ liệu từ 60 TB/giây.

Tuyến cáp xuyên Thái Bình Dương dài 9.000 km kết nối giữa Oregon (Mỹ) và hai điểm tại Nhật Bản. Tập đoàn NEC là đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng cho cáp ngầm. 5nhà mạng châu Á tham gia vào dự án là: China Mobile International, China Telecom Global, Global Transit, KDDI và Singapore Telecommunications.

Theo ICTNews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.