Giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quả

GD&TĐ - Nhiều người cho rằng con trẻ học được ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Vì vậy, từ lứa tuổi mầm non (MN) các cháu đã được cha mẹ đầu tư cho đi học tiếng Anh. Có trẻ mới chỉ có 03 tuổi cũng được cha mẹ cho đi học. 

Giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quả

Tuy nhiên, việc cho con đi học đôi khi là những vấn đề khiến phụ huynh mất ăn mất ngủ bởi những suy nghĩ cho con học ở đâu, học như thế nào, làm sao để con học tốt nhất? Theo các nhà sư phạm, trẻ ở lứa tuổi MN cần cho trẻ làm quen với tiếng Anh bằng cách vừa chơi, vừa học.

Học tiếng Anh qua các bài hát

Theo ThS. Nguyễn Quang Nhã – khoa Âm nhạc – Trường CĐSP Trung ương: Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp trẻ làm quen với tiếng Anh từ rất sớm. Trong đó cách cho trẻ nghe nhạc và xem video bài hát thiếu nhi bằng tiếng Anh là một trong những cách hiệu quả có thể áp dụng.

Tại các trường MN, các bài hát tiếng Anh cũng được chọn là một trong những tài liệu cho việc giúp trẻ làm quen với tiếng Anh một cách hiệu quả. Các cô giáo cũng không phủ nhận âm nhạc đã góp phần vào việc giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ rất nhanh và có hiệu quả lâu dài. Các bài hát sẽ thu hút sự chú ý của trẻ nhiều hơn đến các hình thức, dạng, mẫu và cấu trúc câu. Điều quan trọng cần chú ý là phải thu hút sự chú ý nghiêm túc của trẻ.

Khi trẻ được học một bài hát tiếng Anh, sự thích thú với âm điệu của bài hát sẽ giúp trẻ chú ý cao đến hình thức ngôn ngữ, sự chú ý này làm cho trẻ nhanh nhớ những gì giáo viên muốn truyền đạt. Bên cạnh đó việc lặp đi lặp lại của các giai điệu làm cho ngôn ngữ được dễ nhớ. Hơn nữa các bài hát tạo ra không khi nhẹ nhàng, thư giãn trong lớp học. Điều này làm giảm căng thẳng, đồng thời thúc đẩy việc học có hiệu quả hơn.

Cùng với các yếu tố đã nêu trên, các bài hát còn là một nguồn tài liệu phong phú giúp ích cho việc học ngôn ngữ. Lời của các bài hát thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng của con người, thể hiện các giá trị văn hóa. Với các bài hát chúng ta dễ dàng thay đổi chủ đề và tạo ra các ngữ cảnh sinh động và điều này có vai trò tích cực trong việc giúp trẻ làm quen với một ngôn ngữ mới. Nếu trong một bài hát có chứa đựng nội dung phù hợp với lứa tuổi thì việc phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết có thể được thực hiện rất nhẹ nhàng.

Cùng quan điểm, Nhà giáo Lại Hải Hà – Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học và Hợp tác Quốc tế - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cho biết: Việc sử dụng âm nhạc, cụ thể là những bài hát để cho trẻ làm quen với tiếng Anh là một phương pháp phổ biến và được đánh giá cao về tính hiệu quả bởi nó góp phần vào việc giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ rất nhanh và có hiệu quả lâu dài. Đặc điểm của các bài hát tiếng Anh đó là giai điệu vui nhộn, ca từ đơn giản, dễ nhớ do sự lặp đi lặp lại về giai điệu, từ, ngữ và câu mà giáo viên muốn truyền đạt.

Một số các bài hát có kết hợp với sự thể hiện động tác tương ứng và biểu cảm khuôn mặt, tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm bằng nhiều giác quan của cơ thể, giúp trẻ khắc sâu nội dung cần ghi nhớ. Với giai điệu vui nhộn, trẻ dễ dàng bị lôi cuốn vào bài hát, thử hát theo. Khi trẻ hát, song song với quá trình ghi nhớ lời bài hát, trẻ có cơ hội học, luyện tập phát âm từ mới, cấu trúc mới một cách tự nhiên dễ dàng. Đồng thời việc thích thú với âm điệu của bài hát cũng giúp phát triển tai nghe và cải thiện bộ máy phát âm giúp trẻ nói tiếng Anh có trọng âm và ngữ điệu một cách tự nhiên.

Học tiếng Anh qua các trò chơi

Nhà giáo Lại Hải Hà – Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học và Hợp tác Quốc tế - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương: Không thể phủ nhận vai trò vui chơi của hoạt động vui chơi trong giáo dục mầm non. Giống như bài hát, trò chơi cũng tạo ra bầu không khí hứng khởi tuyệt vời mang lại niềm vui của sự khám phá trong hoạt động với ngôn ngữ của trẻ em. Bản thân trò chơi mang tính hấp dẫn tự thân. Để tham gia trò chơi trẻ phải sử dụng đến ngôn ngữ theo yêu cầu do luật chơi quy định trong trò chơi. Điều này tạo nên động lực giúp trẻ chủ động sử dụng từ, câu của tiếng Anh để tham gia vào quá trình chơi.

Bên cạnh những trò chơi tĩnh giáo viên có thể sử dụng các trò chơi động để cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Thực tế cho thấy các trò chơi động trong tiếng Anh có thể được kết hợp giữa âm nhạc và vận động.

Trò chơi vận động âm nhạc theo luật chơi. Trò chơi này giáo viên và trẻ có thể cùng đưa ra các luật chơi trên nền một trò chơi có sẵn.

Theo cô giáo Phạm Thị Kim Huệ - Trường MN Thực hành Hoa Sen – Hà Nội: Với trẻ mầm non, chúng ta cho trẻ làm quen với tiếng Anh một cách bài bản, trẻ cũng chưa có đủ khả năng và ý thức làm quen với từ, hay học mẫu câu. Chúng ta chỉ nên đơn thuần là cho trẻ chơi đùa với âm thanh lạ, thích thú bắt chước âm thanh mới một cách tự nhiên. Trong khi bắt chước chúng không hề ý thức rằng mình đang làm quen với từ của một ngoại ngữ.

Ví dụ nếu chúng ta cho trẻ làm quen với từ dog (con chó) thì khi trông thấy con chó nếu trẻ nhớ tiếng Việt thì trẻ sẽ gọi là con chó và nhớ tiếng Anh trẻ sẽ gọi là dog.

Vì vậy, nếu muốn cho trẻ MN tiếp cận với tiếng Anh thì phải sử dụng phương thức tiếp cận trò chơi phù hợp với tâm lý trẻ và mục đích cuối cũng vẫn là chơi. Hãy cho trẻ nhìn vào tranh vừa hát và tạo ra các hoạt động vui vẻ khác. Hay khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời ta nhìn thấy mặt trời và nói: It’s the sun hoặc It’s suny hoặc vừa đi vừa hát một bài hát nào đó có nội dung phù hợp với hoàn cảnh.

Thông qua hoạt động này trẻ nhớ được gì thì coi đó là phần thưởng cho trẻ và phụ huynh. Nếu trẻ không thích, không nhớ thì đó là lẽ tự nhiên, không tạo áp lực làm trẻ sợ tiếng Anh. Tiếp tục thực hiện những lần kế tiếp hoặc bằng các hoạt động khác trẻ sẽ dần dần tiếp cận được với tiếng Anh và thích học tiếng Anh.

Khi đưa tiếng Anh vào cho trẻ MN làm quen, chúng ta cần cân nhắc độ thích hợp: thích hợp lứa tuổi, thích hợp môi trường, thích hợp khả năng tiếp thu của trẻ, thích hợp điều kiện học tập của từng địa phương và đặc biệt là thích hợp về kỹ thuật cho trẻ tiếp cận với ngoại ngữ. Bởi vì, nói đến dạy, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố quyết định sự thành công, đó là người thầy. Ngoài những tố chất về nhiệt tâm, yêu trẻ người thầy cần được đào tạo chuyên về dạy trẻ vì chúng ta không thể áp đặt lối dạy người lớn hoặc trẻ ở lứa tuổi cao hơn vào trẻ MN. Ông Nguyễn Quốc Hùng – Chuyên gia về giảng dạy tiếng Anh hàng đầu Việt Nam khuyên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba

Kiev khẳng định không có Kế hoạch B

GD&TĐ - Ngoại trưởng Ukraine cho biết, Kiev không có kế hoạch B cho cuộc xung đột với Nga nếu Quốc hội Mỹ từ chối phê duyệt thêm viện trợ quân sự cho nước này.
Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…