Giới khoa học vén màn bí mật quả cầu lửa ở Peru

GD&TĐ - Trong một cuộc phỏng vấn tại trụ sở của mình tại Lima (Peru), Giám đốc Vật lý thiên văn tại Ủy ban quốc gia về Nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ (CONIDA) Walter Guevara đã tiết lộ rằng những quả cầu lửa thắp sáng bầu trời đêm ở phía nam Peru hôm 27/1 thực ra là các phần của một vệ tinh bị vỡ khi rơi vào khí quyển Trái đất.  

Một quả cầu lửa
Một quả cầu lửa

Ông Guevara và các đồng sự đã phát hiện ra chữ viết Cyrillic trên một trong 5 quả cầu được tìm thấy gần thành phố Puno. Chính điều này đã giúp giải quyết được thắc mắc của nhiều người.

Những đoạn video đưa trên mạng cho thấy những tia sáng và “âm thanh dữ dội giống như một trận động đất hoặc một chiếc máy bay phá rỡ rào cản âm thanh. Không có vật thể nào gây ra thiệt hại đáng kể.

Sau khi xác định vị trí của các vật thể bí hiểm, các nhà nghiên cứu đã xác định ngay ra rằng những vật thể này có thể là “bình nhiên liệu”.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nỗi buồn xao xuyến trong 'Khoảng cách'

Nỗi buồn xao xuyến trong 'Khoảng cách'

GD&TĐ - Bài thơ của tác giả Chu Hồng Tiến để lại trong lòng người đọc cảm giác buồn xao xuyến khi nhận ra giữa người với người luôn luôn có 'khoảng cách'...
Thông báo tuyển dụng

Thông báo tuyển dụng

GD&TĐ - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển dụng viên chức (diện xét tuyển viên chức) năm 2024 như sau: