Kết quả này đưa chúng ta đến gần hơn với việc tự tạo ra cơ quan thay thế như: chân, tay hay thậm chí là cả quả tim, từ chính cơ thể loài vật!
Thí nghiệm tạo ra thể lai người-cừu này được tiến hành dựa trên thành quả của việc tạo ra thể lai người-lợn, được tiến hành bởi các chuyên gia thuộc trường đại học California, vào năm 2016.
Điểm khác biệt là công trình năm 2016 chỉ nhằm chứng minh khả năng lai tạo con người và động vật (ở một cấp độ nào đó). Trong khi ở thí nghiệm lần này, các tác giả muốn tiến xa hơn. Đó là áp dụng kỹ thuật này vào cuộc sống.
Lý do mà nhóm nghiên cứu chọn loài cừu cho thí nghiệm lai tạo này là bởi kích thước các cơ quan của cừu có sự tương đồng lớn với con người. Do đó, việc tiến hành các bước của thí nghiệm sẽ dễ dàng hơn ở loài lợn.
Mục đích cuối cùng của công trình là tạo ra các cơ quan hoàn chỉnh của người, ngay trên cơ thể cừu, để phục vụ cho mục đích cấy ghép trong y học, giải quyết tình trạng khan hiếm cơ quan thay thế vốn đang rất “nóng” trên toàn cầu hiện nay.
Theo người đại diện của nhóm nghiên cứu, thí nghiệm này được thực hiện dựa trên công nghệ tế bào gốc và công nghệ chỉnh sửa gen, nhằm tạo ra các cơ quan mang bảng mã di truyền giống của loài người.
Trong quá khứ, người ta từng thực hiện thành công việc nuôi cấy các cơ quan riêng biệt, trên phôi thai động vật như chuột hay lợn. Tuy nhiên, ở các trường hợp này, cơ quan cần nuôi cấy và phôi đều là cùng một loài.
Để hiện thực hóa ý tưởng của mình, các nhà khoa học của trường Stanford vẫn còn một chặng đường rất dài để đi. Bởi để tạo ra một cơ quan người hoàn chỉnh, cần ít nhất 1% lượng tế bào gốc của con người trong phôi cừu.
Trong khi đó, nhóm này chỉ mới thực hiện thành công ở mức 0,01%. Đó là còn chưa kể tới việc phôi lai người-cừu sẽ bị chết sau 28 ngày!