Giới khoa học mừng rỡ phát hiện hóa thạch trứng cá mập

Nhà cổ sinh vật học Dean Lomax cùng các đồng nghiệp tại đại học Manchester, Anh quốc đã phát hiện một hóa thạch trứng cá mập có niên đại 310 triệu năm.

Giới khoa học mừng rỡ phát hiện hóa thạch trứng cá mập

Qua hàng triệu năm tiến hóa, loài cá to lớn ở đại dương đã có cách sinh sản thích nghi với môi trường nhờ đẻ trứng. Cá mập Oviparous đẻ trứng lớn, thường được bọc trong vỏ như da với tua giúp neo chúng vào đá hoặc cỏ dại.

Chính vì cấu trúc mềm, dễ hỏng nên hóa thạch trứng cá mập là cực hiếm. Trong khi mẫu vật vừa phát hiện đã tồn tại khá hoàn hảo qua 310 triệu năm. Trứng hóa thạch này được tìm thấy ở khu vực gần Doncaster, South Yorkshire, nước Anh.

Trang Sci-News cho biết hóa thạch trứng cá mập được đưa về bảo quản tại bảo tàng Doncaster.

Dean Lomax cho biết các nhà khoa học sẽ cùng ông tiếp tục tìm kiếm thêm những hóa thạch ở khu vực này và hy vọng có thể thu được mẫu hóa thạch của một con cá đã thành hình.

Theo Thanh Niên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

'Người đàn ông xanh' vẽ theo lời kể và quyển sách của hai nhà nghiên cứu về UFO.

Bí ẩn 'người xanh' ở Kentucky

GD&TĐ - Tại sao người ngoài hành tinh thường được miêu tả là 'những người đàn ông thấp bé màu xanh lá cây' với đầu phình to và đôi mắt to?

Minh họa/INT

Ngày bão tan

GD&TĐ - Khoảng sân nhà đầy những rác sau một đêm cơn giông lốc ghé qua, cây chuối nằm rạp xuống bên hiên nhà, mấy quả xanh rơi rụng, chỉ còn lại những tấm lá tả tơi, rách dài, vẫn rung rinh theo gió.