Hoạt động thu hút đông đảo khách hàng là phụ huynh, học sinh của trường tham gia ủng hộ mua các sản phẩm do tự tay các em học sinh khiếm thị làm ra.
Khoảng 7 giờ 30 phút, sáng 12/12, Thanh Mai học sinh, lớp 7 Kĩ năng, Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu, TPHCM, cùng các bạn của lớp lại hào hứng bên kệ hàng, để bày bán những sản phẩm do tự tay các em làm ra với đủ các món hàng như : nước sâm; bánh plan; kem chuối; sữa bắp; nhang; gối hình trái tim… kệ hàng được các em trưng bày khá ngăn lắp và đặt ở trước cổng trường.
Cô và trò đến từ sớm để chuẩn bị các sản phẩm để phục vụ bán hàng |
Thanh Mai đang tự tay xếp lại mấy chai nước sâm thì có tiếng hỏi của một phụ huynh tên Hạnh đến mua hàng, Thanh Mai nhanh nhảu đáp lại cô mua ủng hộ tụi con món đồ gì vậy? Cô Hạnh liền hỏi ý kiến cậu con trai có tên Trung Kiên, (học sinh lớp 2 A của trường) con mua gì cho các chị? Trung Kiên nói con muốn mua nước sâm. Nghe vậy Thanh Mai nhanh tay lấy chai nước sâm trên kệ và cho vào túi nilon đưa cho cô Hạnh.
Cô Hạnh hỏi bao nhiêu tiền một chai? Thanh Mai trả lời, giá 6.000 đồng một chai cô ơi!. Cô Hạnh hỏi lại con trai 6.000 đồng một chai mắc hay rẻ ? Trung Kiên nói “mắc”. Cô Hạnh hỏi con mắc có mua không? Trung Kiên nói “mắc” cũng mua vì nó ngon hơn chỗ khác. Cô Hạnh giải thích cho con trai biết là mua ở chỗ khác mất 10.000 đồng một chai nước sâm mới “mắc” còn ở đây bán rẻ hơn chỉ có 6.000 đồng một chai đó con…
Cô và trò cùng sắp xếp lại kệ hàng và treo lại bảng niêm yết giá các mặt hàng gồm: Nước sâm: 6.000đ/ chai; bánh plan: 6.000đ/hộp; kem chuối 5.000đ/cái; sữa bắp: 10.000đ/chai; nhang: 10.000đ/thẻ; gối cổ: 100.000đ/cái… |
Mọi người đều cười vang vì sự “ ngỡ ngàng” bởi sản phẩm của mình được bán rẻ hơn ở nơi khác. Cuối cùng cô Hạnh “quyết” mua ủng hộ thêm một chai nước sâm nữa cho mình.
Trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Kim Phượng, Giáo viên phụ trách lớp Kĩ năng của Trường TPĐB Nguyễn Đình Chiều, TPHCM cho biết: Mục tiêu của lớp dạy Kĩ năng là giúp cho các em biết kĩ năng cơ bản trong cuộc sống thực tế qua việc nấu ăn, học giao tiếp, học tính toán, tính toán qua thực tế biết giá tiền, biết đo lường, đong đếm trong buôn bán, chứ không phải tính toán các hàm số cao siêu.
Thanh Mai cẩn thẩn thận bỏ chai nước sâm vào túi để đưa cho khách |
Cô Kim Phượng chia sẻ: Nhà trường nhận thấy sự cần thiết phải dạy kĩ năng cho các em, nhằm để giúp cho các em khi về nhà các em có thể độc lập một phần trong cuộc sống như : tự nấu ăn, tự giặt đồ, tự chăm sóc bản thân, tự làm các món đồ đơn giản để bán giúp các em có thu nhập cho bản thân, từ đó các em không còn cảm giác bị lệ thuộc...
Cô Kim Phượng tâm sự: cô vốn là giáo viên dạy môn Hóa, về trường được hơn 4 năm, với thực tế của trường, và nhu cầu dạy kĩ năng cho các em, cô kiêm thêm môn dạy kĩ năng cho các em. Cô Phượng cho biết: lớp học kĩ năng này đã học được hơn 2 năm nay, giờ các em mới chuyển qua giai đoạn trải nghiệm thực tế bán hàng. Buổi ban đầu cả cô và trò đều bỡ ngỡ, nhiều em vẫn còn vụng về, các cô vẫn phải cầm tay chỉ việc...
Cô Kim Phượng cùng các học trò bên kệ hàng đặt ngay cổng Trường |
Cô Kim Phượng chia sẻ thêm: về khâu tuyển chọn nguyên liệu đầu vào để chế biến nước sâm, hay làm nhang … Cô Phượng đều tập cho các em biết cách gọi điện thoại, và gọi điện trực tiếp đến các đại lý, cửa hàng cung cấp các nguyên vật liệu trên để mua hàng và nhờ họ giao đến tận trường. Sau đó nguyên liệu được các em sơ chế và chuyển qua khâu chế biến, và phân công một số em trực tiếp nấu. Còn khâu kiểm soát an toàn thực phẩm vẫn do cô Phượng trực tiếp đảm nhận, cô Phượng nói.
Thông qua, các hoạt động trải nghiệm bán hàng thú vị này sẽ giúp các em học sinh có được sự chủ động và hòa nhập với thực tế cuộc sống, cô Phượng cho biết.