Tăng 16% tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ

Tăng 16% tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ

Bộ GD&ĐT đã tổ chức tổng kết, đánh giá toàn diện kết quả triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2016, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 về điều chỉnh bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025.

Đến nay, cả nước có 43/63 địa phương triển khai thí điểm hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh; tiếp tục triển khai và hoàn thiện chương trình các môn ngoại ngữ trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

So sánh số lượng học sinh học chương trình tiếng Anh 10 năm năm học 2017 - 2018 với năm học 2016 – 2017. Nguồn: Báo cáo của Đề án ngoại ngữ quốc gia, 2018
So sánh số lượng học sinh học chương trình tiếng Anh 10 năm 
năm học 2017 - 2018 với năm học 2016 – 2017. Nguồn: Báo cáo của Đề án ngoại ngữ quốc gia, 2018

Bộ GD&ĐT đã giao 10 cơ sở giáo dục có nhiều kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phối hợp với các địa phương triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng cho 5.940 giáo viên phổ thông; hướng dẫn các đơn vị lựa chọn những nội dung hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở trong và ngoài nước cho đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, giảng viên dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ tại các trường đại học, cao đẳng.

Tại nhiều địa phương, việc tổ chức đánh giá năng lực tiếng Anh hiện đã được thực hiện với bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và triển khai phần tự luận trong các bài kiểm tra viết, vận dụng định dạng đề thi tiếng Anh đối với học sinh học chương trình tiếng Anh hệ 10 năm; phối hợp với tổ chức, cá nhân, giáo viên nước ngoài tham gia dạy ngoại ngữ ở các trường phổ thông.

Một số địa phương đã tổ chức đánh giá năng lực đầu ra bậc 2 đối với học sinh lớp 9; bậc 3 đối với học sinh lớp 12; thí điểm dạy một số môn khoa học tự nhiên (Toán, Vật lý) bằng tiếng Anh ở một số cơ sở giáo dục phổ thông.

Nhiều trường đại học, cao đẳng đã công bố chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Nhiều hoạt động xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ như các cuộc thi Olympic tiếng Anh, các câu lạc bộ ngoại ngữ, các sân chơi chuyên môn… cũng diễn ra đa dạng và thu hút sự quan tâm của giảng viên, sinh viên các nhà trường.

Bên cạnh kết quả khả quan kể trên, việc triển khai chương trình ngoại ngữ mới ở giáo dục phổ thông còn nhiều khó khăn, số lượng học sinh được học chương trình ngoại ngữ mới theo đúng thời lượng còn thấp. Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị thiết yếu; lựa chọn, khai thác, sử dụng học liệu phục vụ dạy và học ngoại ngữ; ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác trang thiết bị trong dạy học ngoại ngữ cho các cấp học đã được các địa phương quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ