Học sinh tiểu học Việt Nam năng lực vượt trội trong ASEAN

GD&TĐ - Được đánh giá cao nhất về năng lực Toán, Đọc hiểu, Viết, học sinh tiểu học Việt Nam vượt rất xa so với học sinh trong 6 nước ASEAN, công bố hôm nay tại Hội nghị SEA PLM.

n tượng về giáo dục tiểu học Việt Nam trong khối ASEAN

Sáng ngày 1/12/2020, các Bộ trưởng và đại diện ngành giáo dục của 6 nước ASEAN (Myanmar, Lào, Malaysia, Campuchia, Việt Nam, Philippines) đã dự Hội nghị trực tuyến công bố kết quả SEA PLM. Hội nghị còn có sự tham dự của: Giám đốc Ban Thư ký SEAM, đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc…

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam Nguyễn Văn Phúc cảm ơn Ban thư ký SEAMEO và UNICEF trong việc đồng hành với các nước Đông Nam Á triển khai các hoạt động của SEA-PLM trong những năm vừa qua.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại Hội nghị.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại Hội nghị. 

“Việt Nam đánh giá cao sáng kiến xây dựng một chương trình đánh giá kết quả học tập chung cho các nước ASEAN, gọi tắt là SEA PLM. Chương trình này không chỉ mang đến cho các quốc gia một thang đo đánh giá chất lượng giáo dục khách quan, công bằng, mà còn mang đến cho các quốc gia cơ hội hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ cùng nhau những kinh nghiệm, chính sách chiến lược để phát triển giáo dục nước mình và cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á”- Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nêu. 

SEA-PLM (The Southeast Asia Primary Learning Metrics) Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc khẳng định với lãnh đạo ngành giáo dục các nước ASEAN tham dự  Hội nghị về việc Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia SEA PLM trong những năm tiếp theo.

Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam, việc Việt Nam tham gia SEA PLM ngoài việc thể hiện trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển ngôi nhà chung Đông Nam Á, SEA PLM còn mang lại rất nhiều lợi ích. Đây là cơ hội để Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực về giáo dục. SEA PLM phân tích thực trạng giáo dục một cách khách quan và cung cấp các khuyến nghị giúp Việt Nam cải thiện các chính sách và các điều kiện để phát triển chất lượng giáo dục Việt Nam ngày một tốt hơn. Kinh nghiệm thu được qua chương trình đánh giá SEA PLM cũng góp phần giúp Việt Nam tăng cường hệ thống đánh giá kết quả học tập của học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam, thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.

Việt Nam khảo sát chính thức SEA PLM năm 2019 trên mẫu 150 trường, 832 giáo viên, 4837 học sinh và 4160 phụ huynh học sinh.

Học sinh tiểu học Việt Nam phát triển năng lực đều ở cả 3 lĩnh vực: Toán học, Đọc hiểu và Viết (ảnh: Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội)
Học sinh tiểu học Việt Nam phát triển năng lực đều ở cả 3 lĩnh vực: Toán học, Đọc hiểu và Viết (ảnh: Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội)

Thông qua các kết quả phân tích dữ liệu ban đầu  mà đội ngũ chuyên gia của Việt Nam cung cấp, có khá nhiều thông tin thú vị để rút ra được các bài học kinh nghiệm quản lý phát triển chất lượng giáo dục Tiểu học tại Việt Nam. Cụ thể:

Thứ nhất, trong nhà trường Việt Nam, học sinh lớp 5 được đầu tư giảng dạy phát triển khá đồng đều ở cả 3 lĩnh vực: Toán học, Đọc hiểu và Viết. Theo thông báo kết quả của SEA PLM, điểm trung bình quốc gia về năng lực Đọc hiểu của học sinh Việt Nam đạt mức 6/6, năng lực Toán học ở mức 8/9, năng lực Viết ở mức 6/8. Điều này cho thấy, khả năng hiểu và sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh lớp 5 là thành thạo.  Ở lĩnh vực Toán học, học sinh giải quyết các vấn đề toán học tương đối tốt. Ở lĩnh vực Viết, học sinh đã viết khá tốt, tuy nhiên, khi viết một bài văn với các yêu cầu về tính liên kết, sự phong phú về ý tưởng, học sinh cần được đầu tư nhiều  hơn.

Thứ hai, kết quả học tập của học sinh nữ tương đương với học sinh nam ở lĩnh vực Toán học và Đọc hiểu nhưng ở lĩnh vực Viết, học sinh nữ thành thạo hơn học sinh nam, sự khác biệt khá lớn theo thống kê ở các mức điểm cao nhất (mức 5, 6 và 7).

Thứ ba, trình độ học vấn của cha mẹ có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học tập của con em họ. Cha mẹ có trình độ học vấn càng cao, kết quả học tập của các con càng tốt.

Thứ tư,  khoảng cách học tập của học sinh thành phố và nông thôn đã thu hẹp, gần như không còn sự khác biệt. Tuy nhiên, học sinh miền núi, vùng sâu xa vẫn còn khoảng cách khá xa với kết quả học tập của học sinh của các vùng khác.

Năng lực học sinh tiểu học Việt Nam vượt trội

Từ các phát hiện trên, Bộ GD&ĐT Việt Nam xác định các chính sách, chiến lược trước mắt (cần thực hiện ngay) và lâu dài để phát triển giáo dục Tiểu học của Việt Nam. Trong đó, một số giải pháp cần thực hiện ngay, bao gồm: Tổ chức  các hội thảo chuyên đề để nghiên cứu, thảo luận về kết quả các lĩnh vực Toán học, đọc hiểu, viết và giáo dục công dân toàn cầu, tìm ra các điểm mạnh và điểm hạn chế của học sinh Việt Nam khi tiếp cận với cách đánh giá của SEA PLM để rút kinh nghiệm tổ chức triển khai SEA PLM những năm tiếp theo, đồng thời, làm bài học ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy trong nhà trường phổ thông của Việt Nam; Yêu cầu các nhà trường vận dụng cách đánh giá của SEA PLM để đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá hàng ngày trên lớp học.

Một số giải pháp dài  hạn, như: Tiếp tục các chính sách đầu tư cụ thể, thiết thực hơn nữa để phát triển giáo dục cho học sinh miền núi, vùng sâu xa; hỗ trợ trẻ  em dân tộc, trẻ  em có hoàn cảnh khó khăn; Xây dựng chiến lược nâng cao trình độ học vấn cho cha mẹ học sinh  một cách bài bản, xây dựng các tài liệu và các chương trình tập huấn cho phụ huynh học sinh để họ có phương pháp giáo dục con trong gia đình tốt hơn, ưu tiên các  bậc cha mẹ miền núi, vùng sâu xa, hoàn cảnh khó khăn.

Học sinh tiểu học Việt Nam vượt rất xa so về năng lực học tập so với học sinh trong 6 nước ASEAN theo đánh giá của SEA PLM (Ảnh: Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội)
Học sinh tiểu học Việt Nam vượt rất xa so về năng lực học tập so với học sinh trong 6 nước ASEAN theo đánh giá của SEA PLM (Ảnh: Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội)

Việt Nam cũng có chính sách đầu tư nhiều hơn đến học sinh nam để các em được tăng cường kỹ năng sống nhiều hơn, giúp  các em cải thiện kỹ năng viết; Trang bị cho đội ngũ hiệu trưởng, giáo viên các phương pháp, kỹ năng quản lý nhà trường, lớp học; các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá giáo dục hiện đại để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam; Đẩy mạnh hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục trên lớp học và trên diện rộng của Việt Nam, thực hiện tốt chương trình và sách giáo  khoa mới; tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực trong giáo dục.

“Bộ GD&ĐT Việt Nam đã thành lập một Trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm tổ chức các kỳ đánh giá quốc gia, quốc tế và khu vực từ nhiều năm nay. Trong thời gian tới sẽ phát triển thêm một số trung tâm vệ tinh thuộc các trường đại học để phát triển hệ thống đánh giá giáo dục phổ thông và đại học hiện đại, có uy tín và chất lượng. Chúng tôi mong muốn được hợp tác và trao đổi kinh nghiệm với các nước về lĩnh vực này” - Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chia sẻ tại Hội nghị SEA PLM, hôm nay.

KẾT QUẢ SEA PLM 2019

Lĩnh vực Đọc hiểu (Kết quả được phân tích theo các mức độ năng lực từ 2 đến 6):

Việt Nam đạt mức năng lực trung bình là 6/6, là mức cao nhất cả thang đánh giá. Việt Nam đạt 82% trong khi Malaysia đạt 58%, đứng thứ hai, các nước còn lại đạt từ 2% -10%.

Lĩnh  vực Viết (Kết quả được phân tích theo các mức độ năng lực từ 1 đến 8):

Việt Nam đạt mức năng lực trung bình là 6/8, ở mức cao nhất Việt Nam đạt 20% trong khi các nước còn lại đạt từ 2% - 4%.

Lĩnh vực Toán học (Kết quả được phân tích theo các mức độ năng lực từ 2 đến 9):

Việt Nam đạt mức năng lực trung bình là 8/9, ở mức nhất Việt Nam đạt 42%. Các nước còn lại đạt dưới 10%. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ