3 tình huống kết thúc năm học tại Hòa Bình

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Hòa Bình vừa ban hành công văn hướng dẫn các trường học hoàn thành nội dung chương trình và tổng kết năm học 2020-2021 đối với cấp tiểu học.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, sở yêu cầu các đơn vị, trường học tiếp tục thực hiện dạy học trực tuyến và các hình thức dạy học khác cho đến khi hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định. Nội dung dạy học, cách thức tổ chức phải linh hoạt, khoa học, sư phạm, phù hợp với học sinh theo từng lớp học và điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục bảo đảm hiệu quả.

Trong thời gian học sinh không đến trường, lãnh đạo các đơn vị phân công nhiệm vụ cho giáo viên tiếp tục thực hiện để hoàn thành chương trình năm học. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận có liên quan tăng cường phối hợp với phụ huynh học sinh để quản lý việc học trực tuyến của học sinh đạt hiệu quả cao.

Đối với các cơ sở giáo dục phải cho học sinh nghỉ học, chưa hoàn thành kế hoạch kiểm tra cuối năm học, phòng GD&ĐT chủ động báo cáo, tham mưu với lãnh đạo địa phương, xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với những học sinh còn thiếu bài kiểm tra cuối năm. Đồng thời, chỉ đạo đơn vị, trường học có kế hoạch tổ chức kiểm tra bổ sung các môn học còn thiếu, đúng theo hướng dẫn.

Sở GD&ĐT Hòa Bình cũng lên phương án dự kiến công tác kiểm tra cuối năm và kết thúc năm học theo các tình huống:

Tình huống 1: Học sinh đi học trở lại ngày 17/5, sẽ tổ chức kiểm tra học kỳ II trực tiếp tại nhà trường từ ngày 17 - 19/5, xét hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh lớp 5, kết thúc năm học vào ngày 24/5. Tổng kết năm học trước ngày 31/5.

Tình huống 2: Học sinh đi học trở lại ngày 24/5, tùy điều kiện thực tế có thể tổ chức kiểm tra bằng hình thức trực tuyến hoặc giao đề kiểm tra trực tiếp tại nhà cho học sinh, tổ chức kiểm tra trực tiếp tại trường từ 24 - 26/5; xét hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh lớp 5; Tổng kết năm học trước ngày 31/5.

Tình huống 3: Học sinh không trở lại trường học sau tháng 5/2021 thì tổ chức kiểm tra bằng hình thức trực tuyến hoặc giao đề kiểm tra trực tiếp tại nhà cho học sinh, xét hoàn thành chương trình tiểu học và kết thúc năm học.

Căn cứ diễn biến dịch Covid-19 và tình hình thực tế về cơ sở vật chất, đội ngũ, các đơn vị, trường học nghiên cứu đầy đủ các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh, sở GD&ĐT để chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra cuối kì II cho các khối lớp.

Trong đó, cần thực hiện đúng các quy định chuyên môn: Bố trí lịch kiểm tra phù hợp, không gây áp lực về thời gian, căng thẳng cho học sinh; nội dung đề kiểm tra phải khác nhau đối với các lớp có lịch kiểm tra khác nhau...

Thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch. Nhà trường thông báo cụ thể, kịp thời lịch kiểm tra đến học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên để cùng phối hợp thực hiện.

Đối với các cơ sở giáo dục đã hoàn thành kiểm tra cuối năm, nhà trường cần tổ chức rà soát kế hoạch giáo dục, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức dạy học trực tuyến hoặc  hình thức dạy học khác phù hợp, bảo đảm chương trình theo quy định và hoàn thành chương trình lớp học cho học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1và tổ chức tổng kết năm học.

Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng trường, thủ trưởng các đơn vị quyết định thời gian, hình thức tổ chức tổng kết năm học 2020-2021. Không tổ chức tổng kết theo hình thức tập trung, khuyến khích tổ chức trực tuyến. Đối với đơn vị không tổ chức tổng kết theo hình thức trực tuyến, nhà trường gửi kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong năm học tới học sinh và cha mẹ học sinh đầy đủ, theo qui định.

Việc tổng kết năm học phải trang trọng, đơn giản và thiết thực, có tác động tích cực đến giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh, tuân thủ các quy định và hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, phù hợp tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19.

Sau khi học sinh đi học lại, các trường nắm bắt tình hình, nhất là học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chủ động đánh giá kết quả học tập, chú trọng  học sinh chưa hoàn thành các nội dung học tập theo môn học. Tiếp tục có giải pháp tổ chức ôn tập bổ sung, củng cố kiến thức, rèn luyện thêm kỹ năng học tập để các em hoàn thành chương trình lớp học, cấp học bền vững.

Tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống Covid-19, Bộ GDĐT yêu cầu các Giám đốc các Sở GDĐT, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các nội dung Công điện số 541/CĐTTg ngày 23/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuyệt đối không chủ quan, lơi lỏng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở địa phương để nắm chắc tình hình, chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản, giải pháp sẵn sàng ứng phó với tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trong trường học.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, nhân viên, nhà giáo, người học và cha mẹ học sinh về các biện pháp phòng, chống dịch.

Thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế, nhất là đeo khẩu trang trên đường đến trường và trên đường về nhà. Thực hiện đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe, khử khuẩn, vệ sinh trường, lớp học, nhà vệ sinh theo quy định.

Thực hiện nghiêm việc cài đặt và đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch trên ứng dụng (App) Antoancovid, tự đánh giá và cập nhật kết quả tự đánh giá trên hệ thống mỗi tuần hai lần.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, phạm vi quản lý; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm các yêu cầu phòng, chống dịch.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quyền và trách nhiệm công vụ

GD&TĐ - Có thể thấy, để có nền công vụ hiệu lực, hiệu quả, ngoài các quy định pháp luật, yếu tố quan trọng là tinh thần trách nhiệm.