Giáo dục trong kỷ nguyên 4.0: Các trường Đại học đừng tự trói tay mình

GD&TĐ - Đó là nhấn mạnh của PGS.TS Vũ Hải Quân - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG TPHCM) tại Hội thảo Mô hình Giáo dục 4.0: Áp dụng, triển khai trong điều kiện tại Việt Nam do ĐHQG TPHCM tổ chức ngày 5/11 tại Trường ĐH KHXH&NV TPHCM.

PGS.TS Vũ Hải Quân- Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM phát biểu tại hội thảo
PGS.TS Vũ Hải Quân- Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM phát biểu tại hội thảo

Chia sẻ tại Hội thảo, PGS.TS Vũ Hải Quân tin tưởng với sức lan tỏa mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 như hiện nay, chúng ta cần phải có Giáo dục 4.0 để chuẩn bị cho lực lượng lao động 4.0 và công dân 4.0.

Do đó, việc tìm hiểu đặc trưng, bản chất của nền giáo dục 4.0 và áp dụng, triển khai vào điều kiện tại Việt Nam là một yêu cầu không thể trì hoãn thêm nữa.

Chỉ ra những rào cản, hạn chế khiến cho các trường ĐH chưa thể áp dụng triệt để những thành tựu mà cuộc CMCN 4.0 mang lại như: quy định cứng nhắc, mức học phí thấp, cơ chế chưa thoáng, tự chủ chưa triệt để, ngành nghề đào tạo không gắn với nhu cầu địa phương…, PGS.TS Vũ Hải Quân tin rằng: Chính việc các trường đang tự trói tay mình bằng định mức học phí bất hợp lý để rồi phải đẻ ra nhiều hệ đào tạo khác nhau như chất lượng cao, đại trà, chương trình tiên tiến, cử nhân tài năng đã khiến các trường chưa thể đột phá trong đào tạo nhân lực.

Không chỉ phân tích “bức tranh” tổng thể với nhiều lỗi cần phải thay đổi của hệ thống GDĐH Việt Nam trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0, PGS.TS Vũ Hải Quân nhấn mạnh rằng các trường ĐH các trường cần phải quyết liệt áp dụng các phương pháp, mô hình giảng dạy mới, lấy người học làm trung tâm.

Song song đó là chính sách khen thưởng cho GV có thành tích, kinh nghiệm giảng dạy tốt tương tự như đã làm rất tốt với các nhà khoa học hàng năm có các công trình công bố, có đề tài được chuyển giao công nghệ…nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự tiệm cận với nền giáo dục 4.0.

Phó giám đốc ĐHQG TPHCM cũng cho biết; Để xây dựng và phát triển Đề án Giáo dục 4.0, ngay từ năm 2010, ĐHQG TPHCM đã triển khai thí điểm mô hình CDIO. Để trên nền tảng đó, ĐHQG TPHCM tiếp tục phát triển, xây dựng Đề án Giáo dục 4.0 với mục tiêu: vận dụng kết quả từ việc áp dụng mô hình CDIO trong đào tạo đại học và sau đại học, hướng đến cải tiến chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cao, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Đặc biệt là hướng đến việc nhân lực sau đào tạo đáp ứng được những chuẩn mực chất lượng quốc tế, nhằm phát triển một mô hình đào tạo chuẩn mực trong kỷ nguyên 4.0 tại ĐHQG TPHCM nói riêng và nhân rộng ra cho hệ thống GDĐH Việt Nam nói chung trong tương lai gần.

“Giáo dục trong kỷ nguyên 4.0 đòi hỏi rất nhiều. Vì vậy, chúng ta phải dạy cho sinh viên khả năng thích nghi với nghề nghiệp mới, khả năng sáng tạo ra những nghề mới. Phải giúp sinh viên có một tâm thế mở, biết biến thách thức thành cơ hội, biến ý tưởng thành thực tiễn, luôn tìm tòi đổi mới, sáng tạo trong việc” - PGS.TS Vũ Hải Quân nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.