Giáo dục thúc đẩy các mối liên kết con người

GD&TĐ - Đại sứ quán Australia vừa tổ chức Ngày hội cựu sinh Australia tại Việt Nam với chủ đề Chung tay hỗ trợ người khuyết tật. Báo GD&TĐ đã có cuộc trò chuyện với bà Julianne Cowley – Tổng Lãnh sự Australia tại TP Hồ Chí Minh – xung quanh các kế hoạch, hoạt động, hỗ trợ của Chính phủ Australia và các du HS sau khi đi học trở về.

Bà Julianne Cowley trao 65 triệu đồng tới chị Võ Hoàng Yến – Giám đốc DRD. Đây là số tiền của các cựu sinh Australia đóng góp cho chương trình học bổng “Người bạn đồng hành” để DRD có thể tăng thêm số lượng học bổng
Bà Julianne Cowley trao 65 triệu đồng tới chị Võ Hoàng Yến – Giám đốc DRD. Đây là số tiền của các cựu sinh Australia đóng góp cho chương trình học bổng “Người bạn đồng hành” để DRD có thể tăng thêm số lượng học bổng

Giáo dục là trung tâm của mọi vấn đề

- Bà có thể cho biết lý do và mục đích hỗ trợ của Australia cho Việt Nam trong việc trao quyền năng cho phụ nữ và người khuyết tật?

- Bình đẳng là một vấn để đặc biệt quan trọng đối với chính phủ Australia và đây cũng là mối quan tâm của chính phủ Việt Nam. Để trao quyền cho phụ nữ, chúng tôi tác động theo ba lĩnh vực chủ yếu: Bảo đảm phụ nữ có tiếng nói trong quá trình ra quyết định hoặc lãnh đạo; khuyến khích phụ nữ tham gia làm kinh tế và trao quyền năng kinh tế cho họ; chấm dứt tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và bé gái.

Về vấn đề hỗ trợ người khuyết tật cũng như các nhóm dễ tổn thương khác, chúng tôi rất tự hào khi Australia được công nhận là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này. Australia là một trong những nhà tài trợ tiên phong xây dựng chiến lược lồng ghép hòa nhập cho người khuyết tật. Vấn đề này được lồng ghép vào chương trình phát triển tổng thể của chúng tôi và gần đây, tại Việt Nam, chúng tôi cũng tập trung vào hòa nhập cho người khuyết tật thông qua mọi chương trình hỗ trợ.

Chính phủ Australia đầu tư vào chương trình Úc cùng Việt Nam Phát triển Nguồn Nhân lực” (gọi tắt là Aus4Skills). Qua chương trình này chúng tôi phối hợp cùng các đối tác hỗ trợ và đào tạo người khuyết tật để bảo đảm họ có thể tham gia các hoạt động kinh tế, có công ăn việc làm, được đào tạo và tiếp cận các cơ hội như bất cứ đối tượng nào khác. Đó là những gì cần thiết để xây dựng xã hội văn minh trong đó mọi người đều được hòa nhập, góp phần xậy dựng thịnh vượng cho mọi quốc gia.

- Theo bà, vai trò của giáo dục trong việc tạo cơ hội cho phụ nữ và người khuyết tật là gì?

- Tôi cho rằng, giáo dục là trung tâm của mọi vấn đề. Giáo dục cho người ta cơ hội và các học viên giành được Học bổng Chính phủ Australia sẽ được hưởng nền giáo dục mang đẳng cấp quốc tế, qua đó thúc đẩy các mối liên kết con người.

Chúng tôi rất tự hào tại Việt Nam hiện có tới 70.000 người từng học tại Australia và trở về tổ quốc. Hiện, các cựu sinh

Australia, trong đó có nhiều phụ nữ, người khuyết tật đang đảm nhận những vị trí quan trọng, triển khai những công việc tuyệt vời tại Việt Nam. Như Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) do cựu sinh Australia Võ Hoàng Yến sáng lập và điều hành. Tôi được biết, DRD làm việc với rất nhiều người khuyết tật và đã thực sự mang lại cho họ rất nhiều cơ hội giáo dục, hỗ trợ tại nơi làm việc, tư vấn, xây dựng năng lực, đào tạo kỹ năng làm việc, tất cả những gì mà mọi người, đặc biệt là người khuyết tật, đều cần để khởi đầu cuộc sống.

Để thấy rằng, trong xã hội, một số đối tượng - như phụ nữ, người khuyết tật - đôi khi bị lãng quên nên không được tham gia lãnh đạo hoặc có tiếng nói trong quá trình ra quyết định. Nhưng khi được tiếp cận giáo dục và trao các cơ hội tại Việt Nam, họ có thể làm được những việc đáng ngưỡng mộ!

Có một phần của Việt Nam ngay trong lòng Australia!

Bà Julianne Cowley – Tổng Lãnh sự Australia tại TP Hồ Chí Minh
Bà Julianne Cowley – Tổng Lãnh sự Australia tại 
TP Hồ Chí Minh 

- Bà có ấn tượng như thế nào với các du học sinh Việt Nam tại Australia?

- Australia rất tự hào về việc cấp học bổng thông qua học bổng chính phủ hoặc các trường đại học để nhiều người có thể tới học tập tại đây. Có rất nhiều tương đồng mà chúng ta có thể chia sẻ giữa Việt Nam và Australia. Hiện, có hơn 300.000 người gốc Việt sinh sống tại Australia. Chúng tôi thích những ngày lễ của Việt Nam như Tết Nguyên đán với nhiều món ăn ngon của người Việt. Có thể nói hiện có một phần của Việt Nam tồn tại ngay trong đất nước chúng tôi! và tất nhiên chúng tôi cũng tự hào về những cựu sinh rời Australia trở về Việt Nam với các dự án đầu tư, khởi nghiệp, ứng dụng những kiến thức tiếp thu được từ nên giáo dục ưu việt của

Australia để xây dựng một Việt Nam ngày càng phồn vinh hơn.

- Thưa bà, người ta hiện nay hay nói về văn hóa nhà trường, văn hóa tổ chức. Vậy , nếu nói về văn hóa của hội cựu du học sinh Australia, bà sẽ nói về điều gì?

- Chúng tôi có một quỹ hỗ trợ dành cho cựu sinh Australia tại Việt Nam. Mục đích của quỹ này là hỗ trợ những cựu sinh từng được hưởng nền giáo dục Australia chia sẻ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và phát triển công việc của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có một số nhóm cựu sinh được chia theo ngành chuyên môn và trang Facebook với đầy đủ thông tin. Đó là cách chúng tôi hỗ trợ cựu sinh để họ duy trì và phát huy những công việc tuyệt vời mà họ có thể làm khi trở về Việt Nam.

Australia rất tự hào được chào đón nhiều người tới học tập rồi lại trở về các quốc gia khắp nơi trên thế giới. Các cựu sinh

Australia trở về Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa hai nước. Các bạn tới Australia, học tập và thưởng thức các món ăn Việt Nam ngay tại đất nước chúng tôi. Họ rất am hiểu về Australia và tôi tin rằng hai quốc gia sẽ phát triển mối quan hệ bền chặt.

“Những cựu sinh mà tôi từng trò chuyện đều thấy tự hào được trở về Việt Nam. Các mối liên kết được tạo dựng rất mạnh mẽ và chúng tôi cũng thấy tự hào về 70.000 cựu sinh từng học tại Australia nhưng đã trở về quê hương vì họ thấy rất nhiều cơ hội nơi đây. Tôi tin rằng mối liên kết con người với con người, giữa Việt Nam và Australia sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ”. 
Bà Julianne Cowley – Tổng Lãnh sự Australia tại  TP Hồ Chí Minh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.