Giáo dục Syria khốn đốn vì bạo lực

Giáo dục Syria khốn đốn vì bạo lực

(GD&TĐ) – Một báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) vừa cho biết, một số học sinh Syria đã bở lỡ việc học khoảng 2 năm vì bạo lực đang diễn ra tại đất nước này.

Nhiều trẻ em Syria là nạn nhân của các vụ bạo lực đang diễn ra khắp nước này
Nhiều trẻ em Syria là nạn nhân của các vụ bạo lực đang diễn ra khắp nước này

“Hệ thống giáo dục ở Syria đang chao đảo vì ảnh hưởng của bạo lực” – ông Youssouf Abdel – Jelli, đại diện Syria của UNICEF, cho biết trong một tuyên bố - “Syria từng tự hào về chất lượng dạy học. Hiện tại thì những thành quả có được trong nhiều năm đã mau chóng bị đảo ngược”.

Theo bản báo cáo trên, các trường đang ngày càng bị các nhóm có vũ trang sử dụng và là nơi người ta tìm chỗ trú ẩn. Hơn 1.500 trường học đã bị phá hủy hoặc biến thành nơi trú ẩn.

Nghiêm trọng hơn, số HS đi học đã giảm mạnh, một số nơi còn 6% HS đi học. UNICEF cho rằng nguyên nhân là do an ninh bất ổn, thiếu GV và các nguồn lực khác, cùng với việc trường sở bị phá hủy và áp lực bỏ học để kiếm sống, kết hôn sớm.

Nhiều thiếu niên Syria cũng đã phải vật lộn để hoàn thành việc học tập và tìm việc trước khi cuộc xung đột bắt đầu. Theo một báo cáo năm 2010 do ĐH Stanford tài trợ, gần 40% thanh niên Syria tuổi từ 15 đến 24 bỏ học trước khi hoàn thành lớp 9. Nhiều thanh niên Syria, đặc biệt là nữ giới, phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao.

UNICEF đã tuyên bố một số kế hoạch để cố gắng làm giảm bớt khủng hoảng cho giáo dục Syria, trong đó có việc tài trợ thiết bị trường học, trang bị lại phòng học… Tuy nhiên, cơ quan này cần có 20 triệu USD để hoàn thành những dự án của mình và cho đến nay mới nhận được khoảng 15% số tiền đó.

Phương Hà (Theo Washington Post)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.