STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Theo cách dạy học tiếp cận nội dung, học sinh được tiếp thu kiến thức khoa học ở từng môn rời rạc thì nay, dạy học định hướng STEM, các chủ đề lồng ghép giáo dục STEM, môn học định hướng STEM nhằm trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng theo hướng tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau; Giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Học sinh Trường THCS Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm đang trải nghiệm giáo dục STEM. |
STEM vì thế được đánh giá như là một trong những phương pháp dạy học phát triển năng lực - Có điểm khác cơ bản so với dạy học trang bị kiến thức là: Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như Học qua dự án - Chủ đề.
Giáo dục STEM lấy phát triển năng lực, nhân cách học sinh làm mục tiêu của hoạt động dạy và hoạt động học. Việc tổ chức dạy học STEM có nhiều cấp độ khác nhau. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của nhà trường, giáo viên có thể lựa chọn cấp độ dạy học STEM sao cho đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất. Thông qua các chủ đề lồng ghép giáo dục STEM, các môn học ứng dụng STEM, nhà trường gắn kết với cộng đồng cùng tổ chức các hoạt động giáo dục trong các lĩnh vực STEM.
Tham gia buổi giao lưu trực tuyến có sự tham gia của hai khách mời:
- Thầy Hà Minh Tuấn - giáo viên Trường THCS Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
- Thầy Đàm Bạch Long - giáo viên Trường THCS Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội.