Giáo dục nghề nghiệp không chỉ là đào tạo kỹ năng nghề

GD&TĐ - Hiện nay, cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đơn thuần là nơi dạy nghề, mà phải là nơi nuôi dưỡng tinh thần đổi mới sáng tạo và tư duy khởi nghiệp.

Bà Lê Thị Hằng - Phó Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên phát biểu tại hội thảo. Ảnh: HCMUTE
Bà Lê Thị Hằng - Phó Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên phát biểu tại hội thảo. Ảnh: HCMUTE

Chiều 19/4, tiếp tục chuỗi hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo với chủ đề “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Lê Thị Hằng – Phó Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT) – nhận định: Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giáo dục nghề nghiệp không thể chỉ dừng lại ở việc đào tạo kỹ năng nghề.

Theo đó, giáo dục nghề nghiệp cần tiến xa hơn để trở thành nơi khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo, nuôi dưỡng tư duy khởi nghiệp, giúp người học thích ứng linh hoạt với sự thay đổi, chủ động tạo lập việc làm và đóng góp tích cực cho xã hội.

img-58.jpg
Bà Lê Thị Hằng và PGS.TS Châu Đình Thành - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM trong phần thảo luận. Ảnh: HCMUTE

Bà Hằng nhấn mạnh, chuyển đổi số và khởi nghiệp sáng tạo hiện không còn là xu hướng của tương lai, mà đã trở thành yêu cầu tất yếu của thực tại, đòi hỏi sự chung tay giữa Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp và toàn xã hội.

"Chuyển đổi số và khởi nghiệp sáng tạo không còn là việc nên làm, mà là việc phải làm ngay hôm nay", bà Hằng khẳng định.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cần đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tích hợp kiến thức về khởi nghiệp và chuyển đổi số.

img-67.jpg
Đại biểu nêu ý kiến tại phần thảo luận. Ảnh: HCMUTE
g3.jpgBà Hồ Thu Hằng - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang nêu ý kiến. Ảnh: HCMUTE

Đại diện Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang, bà Hồ Thu Hằng - Phó Hiệu trưởng nhà trường đề xuất tăng cường hình thức học qua dự án, học qua trải nghiệm thực tế, đồng thời khuyến khích sinh viên thử sức với các mô hình kinh doanh ngay trong môi trường học đường.

Từ góc độ ứng dụng công nghệ, bà Nguyễn Thị Kim Phượng – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic đề xuất xây dựng Bộ khung năng lực AI và khởi nghiệp, nhằm tạo nền tảng phát triển cho người học và hình thành hệ sinh thái công nghệ hỗ trợ khởi nghiệp ngay tại trường.

PGS.TS Vũ Thị Phương Anh – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quảng Nam chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp như thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, xây dựng mạng lưới cựu sinh viên khởi nghiệp, nhằm lan tỏa tinh thần sáng tạo và tăng cường kết nối các nguồn lực khởi nghiệp.

img-38.jpg
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu tại hội thảo. Ảnh: HCMUTE

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên số.

Theo Thứ trưởng, chuyển đổi số không chỉ làm thay đổi cách dạy và cách học, mà còn đặt ra yêu cầu thay đổi tư duy từ cả người học lẫn người quản lý.

“Giáo dục nghề nghiệp phải bứt phá, vượt qua giới hạn của chính mình, đồng thời tiếp cận với trình độ hiện đại của giáo dục nghề nghiệp quốc tế để có thể đóng góp thiết thực cho sự phát triển xã hội,” Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quảng bá di sản thông qua TikTok, chương trình 'Nét đẹp Việt' mong muốn lan tỏa vẻ đẹp Việt Nam đến với cộng đồng trong và ngoài nước.

Công nghệ kết nối di sản Việt ra thế giới

GD&TĐ - Sáng kiến sử dụng công nghệ nền tảng TikTok để lan tỏa vẻ đẹp di sản đang được Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam hiện thực hóa thông qua chương trình “Nét đẹp Việt mùa 3: Chạm vào di sản”.

Minh họa/INT

Trên đỉnh Hải Vân

GD&TĐ - Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một clip nói về chuyện đánh nhau trên đỉnh đèo Hải Vân giữa hai chủ quán.