Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh vùng nông thôn mới

GD&TĐ - Giáo dục truyền thống, chăm chỉ, hiếu học, đa dạng hóa cách làm, gắn giáo dục đạo đức lối sống với các hoạt động đoàn thể, xã hội là điều mà Trường THCS Hải Phương đã và đang đem lại hiệu quả tích cực.

Một buổi ngoại khóa giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Trường THCS Hải Phương.
Một buổi ngoại khóa giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Trường THCS Hải Phương.

Giáo dục truyền thống

Xã Hải Phương, huyện huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, từng vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp. Năm 2015 xã Hải Phương đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Ở một vùng đất có tới 50% người Công giáo, giáo dục truyền thống văn hóa cùng với phong trào giáo dục vững mạnh là tiền đề quan trọng để Trường THCS Hải Phương xây dựng và thành công trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Một buổi sinh hoạt ngoại khóa, tìm hiểu truyền thống quê hương của học sinh.
Một buổi sinh hoạt ngoại khóa, tìm hiểu truyền thống quê hương của học sinh. 

Cô giáo Nguyễn Thị Lan, hiệu trưởng Trường THCS Hải Phương tâm sự: Trong bối cảnh công nghệ 4.0 phát triển nhanh và mạnh như hiện nay, công tác giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh đang đặt ra cho nhà trường nhiệm vụ cấp thiết.

Chúng tôi cần phải đổi mới cách làm, đa dạng hóa các giải pháp và tạo dựng, nhân rộng mô hình hay trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh. Trường THCS Hải Phương đã phát triển các CLB, nhóm sở thích để đổi mới hình thức hoạt động, đã và đang có sức lan tỏa những điều tốt đẹp rộng rãi cho các em.

Cô giáo Lê Thị Oanh, giáo viên dạy Lịch sử cho biết: Ở trường chúng tôi, việc giáo dục truyền thống quê hương đã tác động tốt vào việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống mỗi học sinh. Học sinh được sống trong một môi trường gia đình, làng xã và học tập trong nhà trường với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, duy trì.

Điều này giúp học sinh có được chuẩn mực đạo đức, lối sống tốt. Ở trường tôi, phương châm “kết hợp gia đình - nhà trường - xã hội”, giúp cho mỗi học sinh có được nhận thức về giá trị văn hóa, cái hay, cái đẹp, những điều nên và không nên làm.

Học sinh tham dự trực tuyến cuộc thi "Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Học sinh tham dự trực tuyến cuộc thi "Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Đổi thay từ cách làm hay

Thầy giáo Phạm Văn Khoa, chủ tịch công đoàn trường chia sẻ: Nhiều năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành nội dung quan trọng trong hoạt động dạy và học. Hoạt động này được tổ chức song song cả cán bộ, GV, nhân viên nhà trường và học sinh.

Bên cạnh việc thực hiện các chuyên đề hàng năm, chi bộ đã xây dựng các chuyên đề trọng tâm trong các năm học phù hợp với thực tiễn. Nội dung của các hoạt động luôn được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ và chương trình hành động được thống nhất trong toàn trường.

Cô hiệu phó Nguyễn Thị Huê, cho biết thêm: Trong các hoạt động giáo dục đạo đức lối sống cho HS, chúng tôi luôn gắn nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của nhà trường với mục tiêu phấn đấu của học sinh, trong đó gắn giáo dục với các hoạt động vui chơi giải trí.

Những câu lạc bộ TDTT, Tiếng anh, Bạn gái, Cùng sở thích... đã thu hút đông học sinh tham gia. Các hoạt động trải nghiệm trong trường, tại địa phương nhân dịp vào các dịp 2/9, khai giảng năm học, 20/11, 22/12, 19/5…. là những dịp để giáo dục đạo đức cho các em học sinh hết sức hiệu quả.

Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh cần sự phối hợp của phụ huynh và nhà trường.
Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh cần sự phối hợp của phụ huynh và nhà trường.

Còn với cô giáo Phạm Thị Thu Hà dạy môn Văn, chúng tôi luôn lồng ghép giáo dục đạo đức lối sống qua các tiết học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Ở Trường THCS Hải Phương, có đông học sinh công giáo, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, cha xứ và giáo dân, các giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh được triển khai hết sức bài bản trong nhiều năm qua đã đem lại kết quả hết sức tích cực.

Qua đó cho thấy sự cần thiết của phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong  giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đã được quan tâm hơn. “Tiên học lễ, hậu học văn” được thực hiện đúng ý nghĩa, phương pháp và mục tiêu. Các thầy cô giáo đã dạy học trò lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung được trường đặc biệt coi trọng.

Cùng với học trò của mình, các thầy cô đã đổi mới cách thức giáo dục đạo đức học sinh. Nhà trường đã  lồng ghép hiệu quả giáo dục truyền thống và đạo đức cho học sinh. Khi được dạy các giá trị nhân bản cao đẹp, giúp học sinh hiểu được giá trị văn hóa cộng đồng, từ đó các em sẽ có ứng xử phù hợp với thuần phong mỹ tục tốt đẹp của làng xã, của quê hương.

Chúng tôi luôn quan niệm gia đình là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho học sinh. Vì vậy để giáo dục đạo đức cho học sinh, rất cần sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Cả thầy cô và các bậc phụ huynh đều phải giáo dục các em có những thay đổi về suy nghĩ và hành động đúng trong giáo dục con cái. Cha mẹ phải là người mực thước trong việc giáo dục con cái những giá trị đạo đức làm người đầu tiên.
Cô giáo Nguyễn Thị Lan – hiệu trưởng nhà trường

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ