Giao chiến dữ dội ở nhiều điểm trọng yếu Iraq

Phiến quân Hồi giáo và phe ủng hộ chính phủ đang đọ súng ác liệt để giành quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu Baiji và sân bay Tal Afar ở miền bắc Iraq.

Giao chiến dữ dội ở nhiều điểm trọng yếu Iraq

Trong khi đó, hàng nghìn người Siite ở miền bắc Iraq đã tự nguyện giúp sức cho quân đội Iraq. Họ đã lên đường tới thủ phủ tỉnh Diyala để giúp bảo vệ thành phố này và cả thành phố Samarra liền kề trước đà tiến công của quân nổi dậy.

Iraq, ISIS, giao chiến, dữ dội, Mỹ, phiến quân
Nhiều người Shiite tình nguyện cầm súng giúp quân đội ngăn chặn phiến quân ISIS. (Ảnh: Reuters)

Theo hãng tin BBC, giao tranh nổ ra một ngày sau khi Mỹ thông báo sẽ gửi khoảng 300 cố vấn quân sự tới giúp Iraq chống lại phiến quân. Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh, quân đội Mỹ sẽ không tham chiến ở đất nước Vùng Vịnh này nữa.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được cho là sẽ tới Iraq sớm để thúc giục nước này thành lập một nội các nhiều thành phần hơn, với hy vọng điều đó có thể xoa dịu căng thẳng giữa các phe nhóm Hồi giáo đối địch ở đất nước này.

Thủ tướng Iraq Nouri Maliki bị cáo buộc thực hiện các chính sách gạt bỏ người Sunni, khiến một số thành viên của giáo phái này bất mãn và gia nhập tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIS) vốn đang ở thế tiến công mạnh mẽ trong những ngày gần đây.

Iraq, ISIS, giao chiến, dữ dội, Mỹ, phiến quân
Phiến quân ISIS chốt giữ bên ngoài nhà máy lọc dầu Baiji. (Ảnh: AP)

Cũng theo BBC, ISIS tuyên bố họ đã bắn hạ hai trực thăng quân sự xung quanh nhà máy lọc dầu Baiji nhưng thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng độc lập. ISIS còn được cho là đã chiếm giữ một phần tổ hợp dầu lửa rộng lớn này và vây chiếm một nhà máy vũ khí hóa học bỏ không ở Muthanna, cách Baghdad 70km vê phía tây bắc.

Washington cho biết, họ không tin cơ sở này chứa bất kỳ vật liệu nào mà phiến quân có thể tận dụng để chế tạo vũ khí hóa học. Tuy nhiên, phát ngôn viên Jen Psaki của Bộ Ngoại giao Mỹ nói: "Chúng tôi vẫn lo ngại nếu ISIS chiếm giữ bất kỳ một cơ sở quân sự nào".

Iraq đã chính thức đề nghị Mỹ tiến hành không kích nhằm vào các tay súng Hồi giáo Sunni. Ông Obama khẳng định Mỹ sẵn sàng "hành động quân sự có chọn lọc và chính xác, nếu và khi được yêu cầu" song nhà lãnh đạo này nhấn mạnh không có một "giải pháp quân sự" cho cuộc khủng hoảng.

Ngoài việc cử các cố vấn, Tổng thống Obama cho biết Mỹ sẽ tăng cường các nỗ lực về tình báo, thiết lập "các trung tâm chiến dịch chung ở Baghdad và bắc Iraq để chia sẻ thông tin tình báo và phối hợp lên kế hoạch".

Theo vietnamnet.vn

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.