Giải trình về tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia

GD&TĐ - Sáng nay (24/9), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về thực hiện chính sách pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia.

Toàn cảnh phiên giải trình
Toàn cảnh phiên giải trình

Ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban chủ trì phiên giải trình. Tham dự phiên giải trình có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, lãnh đạo một số tỉnh, thành trên cả nước.

Phát biểu khai mạc phiên giải trình, ông Phan Thanh Bình nhấn mạnh: Thời gian qua, ngành Giáo dục đã và đang tích cực thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, Kỳ thi THPT quốc gia được coi là điểm nhấn để tác động vào quá trình đổi mới.

Khẳng định giáo dục có nhiều thành quả nhưng cũng có nhiều vấn đề đặt ra và được xã hội quan tâm, trong đó có 2 vấn đề lớn được đề cập trong phiên giải trình; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trao đổi, hiện cả nước có hơn 1,3 triệu giáo viên. Đội ngũ này rất tâm huyết, có ý chí phấn đấu cho sự nghiệp và đã góp phần cho thành quả chung của giáo dục.

Tuy nhiên hiện đội ngũ này đang gặp khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc; trong đó có tình trạng mất cân đối về đội ngũ theo cấp học, môn học, ngành học và theo vùng miền. Tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ xảy ra ở rất nhiều địa phương. Công tác tuyển dụng, bố trí chưa phù hợp, thậm chí vị trí của người thầy trong xã hội chưa được tôn vinh, nhìn nhận đúng tầm.

Hiện nay, cùng một lúc có những vấn đề nổi lên như: tình trạng chấm dứt hợp đồng giáo viên, một số nơi thiếu giáo viên, thậm chí sĩ số học sinh trong lớp không đảm bảo, nhất là ở thành phố lớn. Những vấn đề đó đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, làm hạn chế hiệu quả cũng như chủ trương đổi mới.

 
Ông Phan Thanh Bình

Về kỳ thi THPT quốc gia, Nghị quyết 29 đã đặt ra, lấy Kỳ thi là điểm nhấn để tác động vào quá trình đổi mới. Bộ đã có kế hoạch, đề án triển khai từ năm 2015 đến nay theo tinh thần đổi mới, giảm áp lực cho thí sinh và tạo điều kiện tối đa cho người học. Việc xét tuyển vào đại học cũng giảm được nhiều áp lực cho thí sinh.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, Kỳ thi cũng có một số hạn chế, đặc biệt là để xảy ra sai phạm của một số địa phương ở Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng.

Trên những vấn đề nêu trên và tiếp thu ý kiến của cử tri, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức Phiên giải trình về thực hiện chính sách pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia.

Mục đích của phiên giải trình là đánh giá công tác triển khai thực hiện chính sách pháp luật về tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và thực hiện đổi mới Kỳ thi THPT giai đoạn 2015 – 2021. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của các bộ ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố đối với 2 nội dung nêu trên và đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập nêu trên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thái Nguyên khai mạc Mùa du lịch năm 2024.

Thái Nguyên khai mạc năm du lịch 2024

GD&TĐ - Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.