Giải pháp điều trị dị ứng sau sinh hiệu quả và an toàn

Sau sinh nhiều chị em phải đối mặt với chứng bệnh dị ứng, mề đay không rõ nguyên nhân. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng có biểu hiện ngứa ngáy, mẩn đỏ, phát ban… gây khó chịu và mệt mỏi.

Phụ nữ sau sinh rất dễ bị mẩn ngứa, dị ứng, mề đay.
Phụ nữ sau sinh rất dễ bị mẩn ngứa, dị ứng, mề đay.

Sử dụng phương pháp nào để điều trị dị ứng sau sinh một cách an toàn là câu hỏi của nhiều bà mẹ trẻ đặt ra.

Khổ sở vì bị dị ứng sau sinh.

Dị ứng, mề đay là bệnh biểu hiện ngoài da thường gặp ở nhiều người do yếu tố cơ địa hay do các tác nhân phấn hoa, thức ăn, thời tiết… Ban đầu bệnh chỉ có triệu chứng mẩn ngứa, kèm theo một vài nốt mẩn đỏ kích thước nhỏ. Nếu không điều trị sớm ở giai đoạn này, mẩn ngứa – mẩn đỏ sẽ lan rộng tạo thành sẩn ngứa trên cả một vùng da hoặc toàn thân. Vị trí ngứa có thể gặp bất kỳ vùng da nào; trong đó thường gặp nhất là vùng da hở như mặt, lưng, cổ, cánh tay…

Tuy sau 3-5 ngày, các nốt mẩn đỏ lặn và không để lại những tổn thương trên da, nhưng dị ứng, mề đay vẫn trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Chị Thu, 31 tuổi, Hà Đông, Hà Nội tâm sự: “Ngứa bắt đầu trở thành nỗi sợ hãi của mình chỉ 3 ngày sau khi sinh cháu thứ 2. Ban đầu nó nhỏ như nốt muỗi chích, sau vài tiếng lại sưng to lên như sâu róm đốt hoặc nổi thành từng mảng mề đay. Chiều tối bắt đầu nổi, càng về khuya càng ngứa, đến chừng 2-3 giờ sáng thì bắt đầu lặn xuống và khi đó mình mới chợp mắt được. Khổ sở kinh khủng. Ngày nào cũng ngứa. Cắn răng chịu đựng 2 tháng không nổi nên đành phải đi bệnh viện khám.”

Hiện tượng mẩn ngứa như của chị Thu không phải là hiếm gặp, có tới khoảng 20 -30% phụ nữ sau sinh bị dị ứng và thường cam chịu không đi khám bác sỹ.

Thủ phạm gây ra tình trạng dị ứng sau sinh

Với những mẹ có cơ địa nhạy cảm thì tình trạng dị ứng sau sinh có thể lý giải rất rõ ràng. Tuy nhiên, có không ít các bà mẹ trước giờ không gặp phải dị ứng, mề đay nhưng lại bị mẩn ngứa dữ dội sau thời gian vượt cạn.

Lý giải cho hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng đó là do những biến đổi trong quá trình trước và sau thai kì tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể. Bình thường, hệ miễn dịch sẽ phản ứng và đào thải vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên quá trình thai kì, hệ miễn dịch được não chỉ thị không đào thải thai nhi do đó cũng mất cảnh giác với các vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể. Đó là lý do mà trước và sau thai kì, phụ nữ trở nên khá nhạy cảm với nhiều thứ mà trước đây họ vẫn tiếp xúc bình thường.

Mong muốn con mình được khỏe mạnh nên suốt quá trình thai kì các mẹ cũng không quên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất,... cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu các mẹ không cân bằng được dinh dưỡng, bổ sung quá nhiều dưỡng chất (đặc biệt các khoáng chất như sắt, kẽm) gây nên tình trạng nóng trong người và mẩn ngứa là điều không tránh khỏi.

Thêm nữa, sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ còn yếu do đó rất dễ bị nhiễm gió độc, lạnh,… từ môi trường bên ngoài, gây uất kết ở da và biểu hiện ra ngoài là tình trạng dị ứng, mẩn ngứa.

Có nên cầu cứu các loại thuốc tân dược để điều trị dị ứng?

Khả năng cắt nhanh cơn ngứa, xoa dịu những mẩn đỏ, phát ban, mề đay,… là lý do để người bệnh cầu cứu đến công dụng của các loại thuốc tân dược. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc tân dược này, phụ nữ đang cho con bú cần phải dùng theo sự kê đơn của bác sỹ, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bởi lẽ, ngoài các chất dinh dưỡng; một số phân tử thuốc có thể đi qua sữa mẹ gây ảnh hưởng tới bé. Các nghiên cứu khoa học cho biết, có khoảng 1% lượng thuốc mà các mẹ sử dụng được thải qua sữa trong 24 giờ, một vài loại thuốc có thể đến 5%.

Hơn nữa, việc sử dụng thuốc tân dược chữa dị ứng gây ức chế thần kinh trung ương, gây buồn ngủ; cộng thêm áp lực chăm con nhỏ khiến nhiều mẹ cảm thấy stress và mệt mỏi.

Chị em cũng cần lưu ý, những thuốc điều trị dị ứng từ tân dược chỉ có tác dụng có tác dụng cắt nhanh cơn ngứa mà không phòng ngừa tái phát, tình trạng dị ứng vẫn tiếp diễn khi ngưng thuốc.

Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng dị ứng sau sinh là các mẹ nên cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, tạo lập một chế độ sinh hoạt khoa học để phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Y học cổ truyền đã tìm thấy ở các loại thảo dược như: lá khế, kim ngân hoa, ké đầu ngựa,.. khả năng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, giúp mát gan, thanh nhiệt giải độc, làm thuyên giảm dị ứng và phòng ngừa tái phát mà không gây ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ.

Theo afamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.