1. Viêm amidan ở trẻ là gì?
Viêm amidan ở trẻ là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở khu vực amidan có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đây là những tế bào lympho để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và là nơi sản xuất kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch, được coi là hàng rào miễn dịch vùng họng miệng, hoạt động mạnh từ 4-10 tuổi, sau đó đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.
Viêm amidan thường gặp nhất ở trẻ 4 – 10 tuổi.
2. Viêm amidan ở trẻ thường gặp ở độ tuổi nào?
Như đã nói ở trên, trẻ em từ 4-10 tuổi là lứa tuổi thường bị viêm amidan nhất. Tuy nhiên, viêm amidan ở trẻ 1 tuổi, viêm amidan ở trẻ 2 tuổi, viêm amidan ở trẻ 3 tuổi, viêm amidan ở trẻ 4 tuổi vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ.
3. Có mấy loại viêm amidan ở trẻ?
Viêm amidan của trẻ được chia làm 2 loại là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính:
- Viêm Amidan cấp tính: thường do các vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Bệnh có xu hướng xuất hiện trong thời gian ngắn, các triệu chứng không đáng kể và có thể điều trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm.
- Viêm Amidan mạn tính: bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần với các triệu chứng nguy hiểm hơn. Người bệnh vô cùng mệt mỏi và việc điều trị rất khó điều trị dứt điểm.
Có một cách nhận biết đơn giản: nếu các triệu chứng kéo dài dưới 10 ngày được gọi là viêm amidan cấp tính. Còn nếu tình trạng viêm kéo dài hoặc tái phát liên tục nhiều lần trong năm được xem là viêm amidan mạn tính.
Viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm.
4. Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan ở trẻ là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm amidan ở trẻ, một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:
- Vi khuẩn xâm nhập: Trẻ em thường rất hiếu động và nghịch ngợm, rất dễ nhiễm vi khuẩn nếu sinh hoạt và vui chơi ở những nơi nhiều bụi bẩn hay khi vừa ra ngoài về bé chưa chú ý đến việc vệ sinh cơ thể thường xuyên. Nếu bé đưa tay lên mắt, mũi miệng lúc này sẽ mang theo các vi khuẩn xâm nhập vào họng và kích ứng các yếu tố gây bệnh.
- Nhiễm khuẩn từ răng miệng: Vệ sinh răng miệng không sạch có thể khiến cặn thức ăn bám vào răng lợi, từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn có thể phát triển mạnh mẽ và kích ứng các yếu tố sưng viêm tại amidan.
- Yếu tố thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến những bé có sức đề kháng kém không kịp thích nghi, hệ hô hấp bị tổn thương và khiến cổ họng đau rát, amidan sưng đỏ.
- Mắc các bệnh lý tại đường hô hấp trên: Một số bệnh lý về hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, viêm họng,… cũng làm tăng nguy cơ viêm amidan ở trẻ. Do lúc này bên trong niêm mạc đã có sẵn vi khuẩn, nhanh chóng lây lan đến amidan và tấn công nó khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Một số nguyên nhân khác: Sự xâm nhập của một số nhóm vi khuẩn, virus khác như virus sởi, cúm, ho gà, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh do sự suy giảm của hệ miễn dịch.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp giảm nguy cơ viêm amidan ở trẻ.
5. Biểu hiện của viêm amidan ở trẻ?
Khi bị viêm amidan, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như:
- Bị sốt toàn thân: Đây là triệu chứng viêm amidan cấp tính, sốt cao từ 39-40 độ, khiến bé mệt mỏi, khó chịu.
- Amidan phù nề: Lúc này amidan sưng tấy trong vòm họng, gây đau đớn, khiến bé khó thở, hơi thở gấp gáp, khò khè,…
- Họng nóng rát, đau khi nuốt: Khi viêm nhiễm, vòm họng thường rất đau, kèm rát buốt, nhất là khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt,… dẫn đến chán ăn, bỏ ăn và quấy nhiễu.
- Mũi, họng xuất hiện dịch: Dịch xuất tiết tại đây có thể đặc hoặc loãng, có màu trắng, vàng tùy vào tình trạng bệnh viêm amidan mạn tính hay cấp tính. Dịch nhiều có thể khiến trẻ thở khó, ngạt thở, ngủ ngáy…
- Bé ho khan, ho có đờm: Bệnh khiến bé ho nhiều, ho khan hoặc ho kèm đờm, nhất là khi bệnh biến chuyển thành viêm amidan có mủ.
Lưu ý trẻ không nhất thiết phải có đủ các triệu chứng kể trên. Khi trẻ xuất hiện nhiều hơn 3 triệu chứng thì có thể tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng, bố mẹ cần lưu ý đưa trẻ tới các cơ sở chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách.
Trẻ viêm amidan thường sốt, mệt mỏi, bỏ ăn và quấy nhiễu hơn thường lệ.
6. Viêm amidan ở trẻ có thể gây biến chứng gì?
Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm và có thể điều trị tương đối dễ dàng, tuy nhiên nếu chủ quan trẻ bị viêm amidan nặng có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm bao gồm:
- Áp-xe quanh amidan: Trường hợp viêm amidan nhiều lần thường dẫn đến áp-xe quanh amidan. Trẻ thường đau họng, khó nuốt, sưng họng nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi, chảy nước dãi, do không nuốt được.
- Nhiễm độc liên cầu khuẩn: Do độc tố của liên cầu khuẩn gây ra, trẻ có thể nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh. Có trường hợp trẻ cũng có thể bị biến chứng viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, viêm nội mạc tim, biến chứng viêm tai giữa...
- Viêm khớp cấp: Trẻ cũng có thể bị các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau các khớp cổ tay, đầu gối, các ngón tay, ngón chân, người mệt mỏi, uể oải... Sau biến chứng viêm khớp thường dẫn đến bệnh lý màng tim.
- Viêm cầu thận: Khả năng bị viêm cầu thận sau viêm amidan và chuyển thành viêm thận cấp rất nguy hiểm. Trẻ có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy.
- Rối loạn nhịp thở khi ngủ: Biến chứng từ amidan phì đại gây rối loạn nhịp thở, ngủ ngáy, nghiêm trọng có thể gây tình trạng thiếu ôxy gây ngạt thở, ngủ không yên giấc.
Trẻ bị viêm amidan có thể bị rối loạn nhịp thở khi ngủ.
Trong hầu hết các trường hợp, viêm amidan ở trẻ là do virus, vi khuẩn gây ra và không có phương pháp điều trị đặc hiệu, vì vậy bệnh chỉ cần điều trị theo liệu trình điều trị triệu chứng cho đến khi trẻ cảm thấy tốt hơn.
Ngoài ra, có một số nhóm thuốc và sản phẩm hỗ trợ điều trị thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thường sử dụng Paracetamol hoặc Ibubrofen nếu trẻ sốt cao trên 39 độ.
- Thuốc kháng sinh: Được bác sĩ kê đơn đặc hiệu trong những trường hợp trẻ có nguy cơ bội nhiễm hoặc bị tái phát dai dẳng.
- Dung dịch ngậm răng miệng: Giúp sát khuẩn vùng miệng hiệu quả, giảm thiểu việc lây nhiễm vi khuẩn từ răng vào amidan.
- Dung dịch xịt họng: Giúp sát khuẩn hầu họng và giảm viêm hiệu quả, ngoài ra còn tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.
Dung dịch Xịt họng Nhất Nhất có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm xịt họng gắn mác thảo dược, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng mang lại hiệu quả tối ưu. Cần tìm đến những sản phẩm xịt họng từ thảo dược tiêu biểu như dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất giúp hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản. Do có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên lành tính, có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 1 tuổi. Sản phẩm cũng có tác dụng phòng bệnh hiệu quả.
- Công dụng: Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng: ngứa họng, ho, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, khàn tiếng.
- Liều dùng/Cách dùng: Cứ khi nào thấy ngứa họng, sắp ho thì xịt 2-4 nhịp. Ngày đầu tiên có thể xịt tới 15-20 nhịp nếu cần, sau đó do tác dụng của sản phẩm ho và ngứa họng sẽ dãn cách dần, các ngày sau chỉ cần xịt 3 – 10 lần.
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như sau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) để trôi dịch nhày ở họng, nuốt vài ngụm nước ấm rửa họng.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất
Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút.
Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác
Hỗ trợ:
Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản
Hotline tư vấn miễn phí: 1800.6689
Xem thêm về sản phẩm tại đây.