Một trong những giấc mơ được ghi lại sớm nhất là của vua Dumuzi của thành phố cổ Uruk, thuộc sở hữu của bộ tộc người cổ đại Sumer vào khoảng 2.500 năm trước công nguyên. Giấc mơ của ngài được ghi lại như sau: “Khi đại bàng quắp lấy một con chiên từ mặt đất, chim ưng bắt chim sẻ trên hàng rào cây sậy, chiếc cốc nằm úp ngược, Dumuzi sẽ không còn. Giàn chiên tan vào cơn gió”.
Nhà vua rất lo sợ về giấc mộng của mình và ghi lại nó cặn kẽ. Ông đem chuyện kể với chị gái mình, một nhà thông thái về những giấc mơ, điềm báo. Bà khuyên vua Dumuzi rằng có chuyện gì đó sắp xảy ra, và nhà vua cần phải cố gắng trốn tránh nếu không muốn gặp tai ương.
Nếu đã từng sợ hãi vì giấc mơ, đừng lấy làm lạ, rất nhiều người đã từng giống như bạn trong suốt 4.000 năm qua. Trong thời gian đó, nhân loại – bằng hình thức tôn giáo, triết học, tâm lý học, khoa học thần kinh – đã thực sự phần nào hiểu được não bộ chúng ta đang nghĩ gì khi con người say ngủ.
Giấc mơ là lời tiên tri về điều sắp đến
Tương truyền, vào khoảng 500 năm trước công nguyên, hoàng hậu Maya, thân sinh của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã mơ thấy một con voi trắng bước đến bên cạnh mình và nói rằng con trai người sẽ trở thành Đức Phật.
Trong sách Sáng Thế, Pharaoh mộng thấy bảy con bò hung dữ giày xéo bảy người đàn ông đẹp trai và bảy bông hạt kê nuốt chửng bảy người đàn ông đẹp trai. Pharaoh bèn hỏi tể tướng Giô-sép. Tể tướng sau đó đã dẹp yên lũ nịnh thần và báo cho Pharaoh biết rằng Ai Cập sẽ phải đối mặt với 7 năm giàu có trù phú và sau đó là 7 năm đói kém.
Kelly Bulkeley, tác giả của cuốn sách Những giấc mơ vĩ đại: Khoa học về chiêm bao và Nguồn gốc của tôn giáo, cho biết sự chiêm đoán giống như hai trường hợp nói trên mang tính rập khuôn siêu hình của những điều mà ông cho là một trong những đặc tính thích nghi của giấc mơ: giúp đỡ con người chuẩn bị trước các tình huống sắp đến.
Tác giả Bulkeley cho biết: “Chúng ta làm điều đó mọi lúc khi còn thức. Con người có một năng lực suy tính trước. Ví dụ, mùa đông trời sẽ lạnh, vì vậy cần dự trữ thực phẩm. Mọi điều chúng ta làm đều phụ thuộc vào khả năng dự đoán tương lai. Tôi nhận thấy tâm trí và não bộ giống như một hệ thống làm việc trong suốt 24 giờ không ngơi nghỉ, và kiểu suy nghĩ mang tính chuẩn bị cũng xảy ra cả trong giấc mơ”.
Với Bulkeley, định nghĩa ngắn nhất về giấc mơ là “một vở kịch tưởng tượng”, và thường mang định hướng tương lai. Nó không phải điều gì đó mang tính thần bí. “Aristotle (nhà triết học và bác học Hy Lạp cổ đại) lập luận rằng trong khi ngủ, chúng ta tách ra khỏi thế giới thức giấc náo nhiệt, trong đó những ấn tượng tinh tế có thể giúp chúng ta có cảm giác tốt hơn về tương lai”, Bulkeley cho hay.
Khá thú vị là, quan niệm này tương đồng với một lĩnh vực sinh sau đó 2.000 năm, đó là tâm lý học tiến hóa, trong đó cho rằng do thế giới đầy những mối đe dọa tiềm năng, tâm trí chúng ta mường tượng về chúng khi ngủ để cảnh báo con người trong cuộc sống bình thường, dù có thể họ không thể nhớ về chúng sau đó.
Giấc mơ khuyên ta điều cần làm
Vào thế kỷ 17, cuộc đời nhà toán học - triết học vĩ đại René Descartes sau khi một loạt giấc mơ tìm đến ông vào đêm mồng 10 tháng 11 năm 1620. Sau giấc ngủ bên lò sưởi, khi tỉnh dậy, Descartes bỗng thấy tinh thần minh mẫn lạ thường: ông đã tìm thấy được nền tảng của “môn khoa học đáng khâm phục", đó là một phương pháp mang tính cách rất tổng quát của khoa Học.
Trong cuốn sách Cỗ máy tâm hồn: Phát minh lý trí hiện đại, nhà sử học – tâm lý học George Makari thuật rằng Descartes đã trải nghiệm một chuỗi thị kiến khi ngủ khiến ông nhận ra rằng “vấn đề không gian có thể trở thành đại số, nhờ đó kết tinh một tầm nhìn về thế giới tự nhiên dưới các định luật toán học”. Nhờ đó, cuộc sống của Descartes đã hoàn toàn thay đổi và từ đó dẫn đến quan điểm khoa học phổ biến về thực tại.
Sigmund Freud (bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo, người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về Phân tích tâm lý học) cho ra đời quyển sách Giải thích giấc mơ sau khi gặp mộng vào đêm trước đám tang cha mình hồi tháng 10/1896, trong đó ông nhìn thấy một thông báo đề dòng chữ “Yêu cầu phải nhắm mắt”.
Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ Abraham Lincoln được biết đến là người thường xuyên nằm mơ. Ông thường thấy những giấc mơ sống động vào đêm trước bất kỳ “sự kiện chiến tranh lớn và quan trọng nào”. Lincoln từng gửi điện dặn vợ giấu khẩu súng ngắn của con trai sau một đêm ác mộng. Đáng chú ý, vài ngày trước khi bị ám sát vào tháng 4/1865, ông Lincoln đã mơ thấy một đám tang tại Nhà Trắng.
Giấc mơ là sự giao tiếp từ tâm vô thức
Khoảng đầu thế kỷ 20, Sigmund Freud cho rằng giấc mơ là tin nhắn từ vô thức, mà ông tưởng tượng mình là người khám phá ra. “Giải mã những giấc mơ là con đường đến với kiến thức về hoạt động vô thức của tâm trí”. Theo ông, mục đích của những giấc mơ là để thực hiện mong muốn bị dồn nén.
Người tư vấn đồng thời là đối thủ sau này của Freud, Carl Jung nhìn nhận theo một góc độ mang định hướng tương lai hơn. Theo ông, giấc mơ là một cách giúp bạn phần nào đó vượt khỏi nhận thức của mình và giúp bạn chú ý đến điều gì đó, truyền đạt qua những biểu tượng phổ quát nhưng mang tính cá nhân. Do đó, giấc mơ về một chàng trai hay cô gái rời xa có thể hiểu là một cơ hội đã tuột khỏi tầm tay.
Nhà phân tích tâm lý học Maxson McDowell từng áp dụng cách diễn giải giấc mơ trong quá trình trị liệu suốt 29 năm cho rằng mơ là “một thông điệp đến tâm thức mang một số góc nhìn trong đó tính cách bao quát cảm thấy quan trọng và cần thiết”, một nỗ lực từ “tính cách bao quát nhằm khiến ý thức mở rộng hơn, hiểu biết thêm điều gì đó về bản thân”.
Giấc mơ là dữ liệu
Chiêm bao bắt đầu được giám sát vào thập niên 50 trong cuộc thực nghiệm do hai nhà nghiên cứu Eugene Aserinsky và Nathaniel Kleitman tiến hành tại đại học Chicago, giúp khám phá ra giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) trong giấc ngủ.
Ngày nay, quét não đang bắt đầu phát hiện được đối tượng của những giấc mơ nhờ các thuật toán được lập trình để nhận ra những hoạt động của não bộ con người khi còn thức. Trong khi đó, các thí nghiệm ghi lại giấc mơ cũng đã được thực hiện.
Bulkeley, nhà nghiên cứu giấc mơ đã đưa ra Cơ sở dữ liệu Giấc ngủ và Giấc mơ trong đó các tình nguyện viên trên toàn thế giới đã đóng góp thông tin về khoảng 20.000 giấc mơ. Theo ông, chủ đề nổi bật hiện giờ là tâm lý, chẳng hạn như có những người hiếm khi mơ thấy giấc mơ chỉ có mình mình, và họ có xu hướng mơ về những người gần gũi thân thiết. “Giấc mơ phản ánh những nghi ngại về mặt cảm xúc trong những mối quan hệ của chúng ta. Giấc mơ thực sự là một nguồn lực để khám phá chất lượng các mối quan hệ, hiểu được chúng ta quan tâm đến ai, chúng ta đang gặp trắc trở ở đâu”, nhà nghiên cứu cho hay. Cơ chế này giống với chức năng của sự lo lắng – một cách để đánh giá sự thương tổn và nhắc nhở con người phản ứng lại.
Giấc mơ là kí ức thông qua hành động
Trong hơn một thế kỷ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện cách ngủ tăng cường trí nhớ, đặc biệt là sự hình thành của những ký ức lâu dài. Hiện nay các nhà thần kinh học đang ngày càng có nhiều bằng chứng thể hiện rằng những hình ảnh mang tính vạn hoa trong mơ là một sản phẩm phụ từ quá trình ghi bộ nhớ. Khi các kinh nghiệm khác biệt bị ràng buộc với nhau, các hình ảnh từ thân thuộc trở nên kì quái.
“Những hình ảnh tổng hợp này thường khác thường và không thân thuộc về mặt giác quan. Nó không phải là thực tế vì nó là sự tổng hợp của hàng loạt kí ức. Trong giấc ngủ REM, trên mức độ hiện tượng, những hình ảnh hỗn hợp được trải nghiệm như một cảnh trong mơ” –Sue Llewellyn của đại học Manchester cho biết trong một nghiên cứu năm 2013.
Khi các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được yêu cầu di chuyển trong một mê cung ảo, sau đó ngủ một giấc ngắn, những người mơ về điều họ đã trải nghiệm trong mê cung thường làm tốt hơn trong lần di chuyển tiếp theo. Tương tự như vậy, các loài chim mới đầu cũng không biết hót, mà cần phải học mới biết.
Nhà sinh vật học Daniel Margol tại đại học Chicago đã theo dõi não bộ của chim sẻ vằn và phát hiện nơ ron thần kinh của chúng khi đang ngủ phát ra các tín hiệu tương đồng với khi chúng đang hót để thu hút con cái. Dường như chúng đang luyện tập các bài hát.