Giá uranium tăng mạnh mang tới lợi ích lớn bất ngờ cho Moscow

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tập đoàn Rosatom hiện là nhà cung cấp nhiên liệu hạt nhân lớn nhất trên thế giới và dĩ nhiên họ được hưởng lợi khi giá uranium tăng cao.

Giá uranium tăng mạnh mang tới lợi ích lớn bất ngờ cho Moscow

Giá uranium tự nhiên (uranium oxit, U3O8) trên các sàn giao dịch hiện tại vẫn chưa đạt kỷ lục lịch sử năm 2007, khi một pound (453 gram) nguyên liệu năng lượng thô có giá khoảng 140 USD, nhưng diễn biến có vẻ đang đi theo hướng này.

Theo số liệu từ công ty UxC của Mỹ - đơn vị theo dõi tất cả các khía cạnh của thị trường nhiên liệu hạt nhân, vào năm 2023, giá chuẩn đã tăng 30% lên 62 USD/pound, khiến uranium trở thành một trong những mặt hàng kinh doanh có lãi cao nhất.

Đồng thời một số chuyên gia phương Tây bày tỏ lo ngại rằng trước các vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay, giá uranium tăng mạnh có thể đặt ra câu hỏi về sự hồi sinh của năng lượng hạt nhân trên hành tinh.

Điều này trở nên đặc biệt quan trọng do các biện pháp trừng phạt chống Nga, nhiều khả năng phương Tây sẽ áp đặt trừng phạt đối với Tập đoàn Rosatom và các công ty liên quan.

Tập đoàn Rosatom của Nga đang được hưởng lợi khi giá nhiên liệu hạt nhân tăng mạnh.

Tập đoàn Rosatom của Nga đang được hưởng lợi khi giá nhiên liệu hạt nhân tăng mạnh.

Theo tờ báo Wall Street Journal của Mỹ, Nga là nước sản xuất uranium làm giàu lớn nhất thế giới.

Sự thay đổi chính quyền gần đây ở quốc gia châu Phi giàu uranium là Niger cũng gây thêm lo ngại không nhỏ.

Ngược lại, tờ Financial Times của Anh làm rõ rằng nhu cầu toàn cầu về uranium làm giàu đã vượt quá nguồn cung ổn định hàng năm và “một sự thay đổi lớn đang được quan sát” trên thị trường toàn cầu.

Ngày càng có nhiều lo ngại rằng các sự kiện ở Niger có thể làm gián đoạn nguồn cung uranium, khi một số công nhân của công ty Orano (Pháp), nơi chuyên sản xuất nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân và khai thác uranium đã được sơ tán khỏi quốc gia này.

Cần nói thêm, Niger là nước sản xuất uranium lớn thứ 7 trên hành tinh, chiếm khoảng 5% sản lượng toàn cầu.

Trong khi đó, nhà phân tích tại Ngân hàng đầu tư Liberum lưu ý rằng diễn biến trên đang xảy ra vào một thời điểm cực kỳ không thích hợp.

Đồng thời “nhu cầu thiết yếu nhằm giảm lượng khí thải carbon” trên quy mô toàn cầu và mong muốn ngày càng tăng của nhiều quốc gia liên quan tới tham vọng “trở nên độc lập về năng lượng” đang cản trở hai mục tiêu nói trên một cách mạnh mẽ.

Tuy vậy với những gì diễn ra, trong tương lai gần, Tập đoàn Rosatom của Nga sẽ là bên hưởng lợi nhiều nhất từ diễn biến giá cả mặt hàng uranium, khi họ thu về khoản lợi nhuận lớn, đồng thời tạo sức ép không để phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với mình.

Liên minh châu Âu không lo ngại vấn đề gián đoạn nguồn cung uranium sau những gì diễn ra tại Niger.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ