Kinh hoàng thử thách Momo xúi giục trẻ tự tử trên YouTube Kids, cần làm gì để bảo vệ con?

Thử thách Momo Challenge đang khiến nhiều phụ huynh hoang mang và lo lắng khi trò chơi độc hại này có thể xúi giục trẻ em làm những hành động vô cùng nguy hiểm.

Kinh hoàng thử thách Momo xúi giục trẻ tự tử trên YouTube Kids, cần làm gì để bảo vệ con?

Tự làm hại bản thân vì tham gia trò chơi Thử thách tự sát Momo

Theo Buenos Aires Times, ngày 29.7.2018, một cô bé 12 tuổi (ở Ingeniero Maschwitz, Argentina) bị nghi tìm đến cái chết sau khi nhắn tin trên ứng dụng Whatsapp với tài khoản có tên Momo.

Cô bé được tìm thấy đã qua đời ở tư thế treo cổ trên cây ở sau nhà. Khi đó, điện thoại đang quay một đoạn video, cảnh sát cho rằng cô bé đang ghi lại hình ảnh để đăng lên mạng xã hội, xác nhận thực hiện thử thách của trò chơi. Nhiều trường hợp tương tự cũng được phát hiện, khiến phụ huynh lo ngại.

Trong trò chơi, một người phụ nữ đầu người mình gà với mái tóc đen, làn da nhợt nhạt, mắt lồi sẽ hướng dẫn người dùng cách tự làm hại bản thân. Hiện vẫn chưa thể xác định rõ chính xác nguồn gốc của trò chơi "thử thách tự sát Momo", ai là người đứng sau trò chơi được lan truyền này.

Những ngày qua, cộng đồng phụ huynh tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới tỏ ra lo lắng khi cho rằng YouTube cũng xuất hiện nhiều video có nội dung độc hại, hướng dẫn trẻ em tự sát, trong đó của thử thách Momo (Momo challenge).

Theo Express và Telegraph, cảnh sát và trường học tại Vương quốc Anh đã cảnh báo các bậc phụ huynh về những video xuất hiện trên kênh YouTube Kids, hướng dẫn trẻ em cách làm hại bản thân. Một trong số những nội dung này là “Thử thách Momo”.

Cụ thể, ở đoạn giữa nội dung phim hoạt hình Peppa Pig, hình ảnh Momo xuất hiện và yêu cầu chú heo này tự sát. Điều này khiến phụ huynh lo ngại sẽ ảnh hưởng đến con em mình.

Không chỉ là “trò chơi tự sát” đe dọa sự an toàn của giới trẻ, cảnh sát Anh còn tin rằng Momo đang được hacker lợi dụng để lấy cắp thông tin cá nhân và thậm chí có thể sử dụng thông tin cá nhân này để đe dọa hoặc tống tiền các nạn nhân.

Tính đến thời điểm hiện tại, trò chơi "thử thách tự sát Momo đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các nước Châu Âu, Mỹ, khu vực châu Mỹ Latinh.

Trên Telegrap cũng dẫn lời phản hồi của đại diện Google về sự việc. Trái ngược với các báo cáo trên, phía Google cho rằng “thử thách Momo được đồn đại trên YouTube là không có thật”. Google vẫn đang có hành động phòng ngừa để chặn nội dung này xuất hiện trên hệ thống, có thể gây hại cho học sinh.

Làm gì để bảo vệ con?

Trước việc dư luận thế giới cảnh báo về những video độc hại cho trẻ nhỏ trên Youtube, những giờ qua, nhiều phụ huynh chia sẻ các thông tin về thử thách tự sát Momo với sự hoang mang.

Hiện nay rất nhiều gia đình thường cho con xem các chương trình thiếu nhi trên YouTube qua điện thoại, iPad. Lo lắng lớn nhất là khó có thể kiểm soát được được những gì con em mình đang xem trên Internet.

Trước sự việc, Telegrap dẫn lại một số lời khuyên được cảnh sát Anh đưa ra để phụ huynh bảo vệ con mình, cũng là cách giúp trẻ an toàn hơn trong môi trường trực tuyến:

- Phải đảm bảo biết được trẻ truy cập gì trên Internet.

- Đảm bảo cho trẻ biết được tầm quan trọng của thông tin cá nhân và không trao nó cho bất kỳ ai không quen biết.

- Hãy cho trẻ biết không ai có quyền yêu cầu chúng phải làm những điều mà chúng không muốn.

- Cài đặt và sử dụng các ứng dụng giám sát trẻ em trên smartphone và máy tính để giữ an toàn cho trẻ.

Nếu trẻ có các dấu hiệu sau đây, cha mẹ cần phải đề cao cảnh giác:

- Trở nên giữ bí mật với cha mẹ, đặc biệt về hành động của trẻ trên mạng xã hội và Internet.

- Dành nhiều thời gian hơn cho mạng xã hội và Internet.

- Bất ngờ tắt màn hình máy tính hoặc che giấu smartphone khi cha mẹ bất ngờ xuất hiện.

- Có nhiều số điện thoại lạ xuất hiện trong danh bạ trên smartphone.

- Có biểu hiện lạ, hay tức giận sau khi dùng mạng xã hội.

Theo Doisonghonnhan.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.