Giúp trẻ yêu thích đọc sách

Tuy công việc kinh doanh khá bận rộn, anh Nguyễn Trọng Anh Tú (TPHCM) vẫn đặc biệt lưu ý đến việc đọc sách của các con. Theo anh, nếu để con tự chọn sách, tự do tiếp cận thì đôi khi sách sẽ là con dao hai lưỡi.

Ảnh: MH
Ảnh: MH

Có dễ đồng hành?

Con càng lớn, nhu cầu đọc càng phong phú thì việc đồng hành của cha mẹ trong việc đọc sách của con sẽ càng có nhiều thử thách. Vì thế, vợ chồng anh Tú không lơ là trong việc chọn sách và kiểm tra những gì con đọc. Khi có nhiều thời gian, anh chị đọc trước để nắm nội dung, cùng con phân tích những điều hay từ sách.

Chị Kim Nguyên (Phường 3, Quận 3) chọn mua nhiều sách theo chị là rất phù hợp với con, nhưng điều lạ là chúng ít khi sờ tới. Các con chỉ thích xem phim hoạt hình, tấu hài, truyện tranh, đặc biệt “khoái” những câu chữ “biến thái”, bậy bạ. 

Một phụ huynh mách nước: chị không thể áp đặt, bắt ép trẻ đọc sách mình chọn, dễ khiến trẻ dị ứng, tác dụng ngược. Nên hướng cho trẻ đọc những sách do mình chọn xen lẫn những quyển thuần giải trí mà trẻ có thể chọn theo tỷ lệ thích hợp để đỡ “ngán”. 

Sẽ hấp dẫn hơn nếu cha mẹ đọc cùng trẻ, đặt nhiều câu hỏi vui, sinh động, bảo trẻ kể lại những đoạn hay, giúp trẻ thấy nội dung của sách gắn liền với thực tế cuộc sống.

Việc chọn sách cho con khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Vấn đề không phải là sợ tốn tiền mà là không biết tìm sách nào phù hợp, bổ ích cho con giữa “biển sách”. 

Đồng cảm với trăn trở này, TS Quách Thu Nguyệt (Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - Ired) cho rằng: “Giúp con chọn sách không hề đơn giản dù sách không thiếu. 

“Bồi” ắt sẽ “bổ”

Xây dựng văn hóa đọc cho trẻ bắt nguồn từ tình yêu đối với sách. Không cần đợi đến khi trẻ biết đọc cha mẹ mới cho trẻ làm quen với sách. Khi đi nhà sách, phụ huynh nên dắt trẻ theo để tập dần thói quen đọc sách. 

Dù nhà chật hẹp, các bậc cha mẹ vẫn nên đóng giá sách, tủ sách, đặt ở nơi trân trọng và dễ đập vào tầm mắt mọi người, để trẻ siêng hơn, tiện tay hơn...

“Con tôi, đứa học lớp 9, đứa mới học lớp 4, còn quá sớm để đánh giá điều gì, nhưng quả là sách đã góp phần tác động tích cực đến các cháu. Sách giúp mở mang kiến thức. 

Buổi tối, cháu thường kể cho cha mẹ nghe những gì vừa thu lượm trong sách, ví dụ như ai là nhà phát minh ra đèn điện, xe lửa…” - Anh Tú vui mừng chia sẻ.

Theo GS.TS Vũ Gia Hiền (Hiệu trưởng Trường trung cấp Âu Việt, Quận Gò Vấp; chuyên viên tham vấn tâm lý), điều quan trọng không phải là trẻ đọc được bao nhiêu cuốn sách mà là đọc được những gì trong cuốn sách. 

Khi đã thẩm thấu, những câu chữ trong sách mà trẻ đọc không chỉ là câu chữ mà là… “sống”. Nhờ sách uốn nắn, trẻ sẽ thay đổi suy nghĩ, quan niệm, hành vi, kỹ năng. 

Sách đặc biệt cần thiết với những em bé thường xuyên có cảm xúc buồn chán. Hướng trẻ làm bạn với sách, tìm niềm vui ở sách sẽ giúp trẻ không tìm đến những trò chơi vô bổ, độc hại... 

Đồng hành với trẻ trong việc đọc sách là cách hữu hiệu để cha mẹ đo lường suy nghĩ, sự thay đổi của trẻ cũng như nắm bắt sở thích, sở trường, năng khiếu và thiên hướng nghề nghiệp sau này.

Theo PNO

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.