Cách nấu những món ngon từ vịt không thể bỏ qua trong ngày Tết Đoan Ngọ

GD&TĐ - Dù thịt vịt bị "tẩy chay" vào những ngày đầu tháng nhưng là món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ. Đây là dịp chị em có thể chế biến thành nhiều món vịt khác nhau đảm bảo món nào cũng ngon, cũng hấp dẫn.

Cách nấu những món ngon từ vịt không thể bỏ qua trong ngày Tết Đoan Ngọ

Vịt nấu chao

Cách nấu những món ngon từ vịt không thể bỏ qua trong ngày Tết Đoan Ngọ ảnh 1

Nguyên liệu

1/4 con vịt (Chọn loại vịt trưởng thành, béo, ức tròn, da bụng và da cổ dày, mọc đủ lông)

0,3kg khoai môn

1 hũ chao vừa (Chao đỏ hoặc chao trắng)

0,5 kg bún tươi

Chanh, ớt, gừng, tỏi, rau muống…

Nước mắm, muối, tiêu, đường, mì chính…

Chế biến món vịt nấu chao

Bước 1: Làm sạch vit, Chà gừng+ 1 ít rượu trắng lên mình vịt để khử mùi đặc trưng, bỏ hết cách lớp mỡ dính xung quanh thịt vịt, chặt vịt thành từng miếng to.

Bước 2: Cho vịt ra 1 tô sạch. Cho tỏi băm, 4 miếng chao, 1 ít nước chao, 1 chút mắm, muối, đường, bột ngọt (Tùy khẩu vị) vào cùng tô. Trộn đều và ướp trong vòng 20 phút.

Bước 3: Cho dầu ăn vào nồi, đun nóng già rồi cho tỏi băm vào phi vàng. Cho thịt vịt đã ướp vào nồi. Xào thịt vịt đến khi thịt vịt săn lại.

Bước 4: Thêm nước vào nồi. (Bạn có thể cho nước dừa xiêm thay nước nếu thích). Để gia vị ngấm vào thịt vịt nhanh hơn và miếng thịt săn hơn, ban đầu bạn cho nước vào xâm xấp với thịt vịt. Đun đến khi nóng già, bạn chế thêm nước, mực nước cách vịt khoảng 1 đốt tay.

Bước 5: Đun nhỏ lửa đến khi cảm giác thịt vịt thật mềm. Chế thêm nước. Tiếp tục đun nhỏ lửa 15 phút.

Bước 6: Thái khoai môn thành những khúc nhỏ vừa ăn. ( không nên thái khoai quá nhỏ, tránh khoai bị nát). Cho khoai vào nồi. Thêm gia vị nếu thích. Tránh cho mắm vào lúc này vì món ăn sẽ bị chua.

Bước 7: Làm nước chấm ăn cùng “ Vịt nấu chao” : Cho 1 ít đường và nước cốt chanh vào bát chao. Đánh tan đều. Cho tỏi và ớt băm vào. (Thêm tùy khẩu vị).

Bước 8: Chuẩn bị 1 nồi lẩu. Cho toàn bộ nồi vịt sang bên nồi lẩu. Ăn vịt nấu chao như ăn lẩu. Bạn có thể nhúng rau muống vào nồi, và ăn cùng với bún.

Vịt hầm bia 

Cách nấu những món ngon từ vịt không thể bỏ qua trong ngày Tết Đoan Ngọ ảnh 2

Nguyên liệu:

- Nửa con vịt khoảng 600gr đến 700gr

- 1 chai bia

- 10 lá rau cải thảo

- Hành tím, tỏi, ớt, chanh.

- Bột ngũ vị hương

- Rau húng.

Cách làm:

Sơ chế rửa sạch vịt, chặt miếng vừa ăn. Cho hành tỏi đập dập và ngũ vị hương vào vịt.

Thêm đường, mì chính, gia vị trộn đều để khoảng 30p cho ngấm gia vị. Nên nêm hơi đậm để không cần cho thêm khi hầm vịt. Thịt vịt được đậm đà.

Cho một chút dầu vào chảo, áp chảo to lửa vịt cho săn và chắc miếng thịt vịt, khi hầm ít bị ngót.

Lật đều áp chảo vàng 2 mặt vịt, vì thịt vịt có ướp đường khi áp chảo có thể bị xém nhưng khi ninh sẽ hết.

Cho thịt vịt vào đảo đều cùng mỡ hành, cho một chút nước vào đun.
Chú ý chỉ có sâp sấp một nửa phần thịt vịt, nước sôi đổ thêm nửa chai bia hạ nhỏ lửa đậy vung. Ninh vịt khoảng 30p.
Cải thảo rửa sạch thái vát thành từng miếng nhỏ.

Sau khi vịt đã ninh nhừ cho thêm nửa chai bia, để sôi và thả rau vào.

Cải thảo chín rất nhanh chỉ cần thả vào 1 phút thì vớt ra xếp vào bát tô.
Đặt những miếng thịt vịt lên trên và chan nước hầm dùng nóng.
Pha một chút nước mắm ngon, tỏi, ớt và chanh để chấm thịt vịt.
Món này phù hợp ăn kèm với bún. Chuẩn bị bún ra đĩa.

Lưu ý

- Nên chọn vịt vừa, không quá béo, khi ninh sẽ tiết ra nhiều mỡ, thịt vịt bị ngót và không ngon.

- Không nên mua vịt ngon khi ninh thịt và da vịt sẽ bị nát.

- Nếu không có cải thảo, có thể thay các loại rau ăn kèm khác như bắp cải, cải chíp,… cũng rất ngon.

Vịt quay

Cách nấu những món ngon từ vịt không thể bỏ qua trong ngày Tết Đoan Ngọ ảnh 3

Nguyên liệu:

1 con vịt khoảng 1 - 1.2kg (đã làm sạch)

Gia vị ướp bên trong

1 thìa canh đầy (khoảng 15-20gram) tỏi băm nhuyễn

1 thìa canh đầy (khoảng 15-20gram) hành khô băm nhuyễn

2 thìa canh dầu hào (oyster sauce)

1.5 thìa café bột canh hoặc muối

1 thìa café ngũ vị hương

1 thìa café tiêu xay

1 thìa canh đường

Gia vị ướp bên ngoài

3 thìa canh mạch nha

1 thìa canh nước sôi

1.5 thìa canh xì dầu (nước tương)

1 thìa café bột gừng (hoặc thay bằng 2 thìa cafe gừng tươi bằm nhuyễn)

1 thìa café bột tỏi(hoặc thay bằng 2 thìa cafe tỏi tươi bằm nhuyễn)

2 thìa café dấm

1 nhúm muối

Cách làm:

Vì cần khá nhiều thời gian tẩm ướp và phơi cho vịt khô nên các bạn nên chuẩn bị vịt ít nhất trước 1 ngày.

1. Vịt rửa sạch. Đập dập ít gừng rồi pha với rượu trắng, dùng rượu gừng này xát đều bên trong và ngoài con vịt, để khoảng 20-25 phút cho hết hôi. Rửa sạch bằng nước lạnh rồi thấm thật khô cả trong lẫn ngoài. Nếu da vịt có chỗ nào bị rách thì nên dùng chỉ trắng khâu lại, da càng căng thì khi nướng càng ngon hơn.

2. Trộn đều hỗn hợp gia vị ướp bên trong. Định lượng gia vị có thể thay đổi tùy khẩu vị của gia đình, sau khi trộn các bạn có thể nếm thử để điều chỉnh. Dùng tay xát phần gia vị này vào khắp bên trong con vịt. Phần bên ngoài vịt các bạn trộn 2/3 thìa cafe muối với 2/3 thìa cafe ngũ vị hương. Xát đều lên da vịt.

Nếu có thể treo vịt lên cao để vịt khô trong không khí là tốt nhất. Còn không, các bạn để vịt lên giá có lỗ hoặc khe hở, kê giá lên cao. Để ở nơi thoáng gió cho vịt thật khô. Ướp tối thiểu 6-8 tiếng (để qua đêm).

3. Cho hỗn hợp gia vị ướp bên ngoài vào nồi, gồm: Mạch nha, nước sôi, xì dầu (nước tương), (bột) gừng, (bột) tỏi, dấm và muối. Tất cả các nguyên liệu này đều có tác dụng giúp cho da vịt thơm ngon, có màu vàng nâu bóng và giòn, vì thế các bạn nên cố gắng tìm đủ nguyên liệu. Riêng phần nước sôi, chỉ cần cho vừa đủ để giúp mạch nha dễ tan, không cho quá nhiều, hỗn hợp loãng sẽ khó dội lên vịt.

Đun cho hỗn hợp này sôi thật mạnh.Hỗn hợp sau khi đun sẽ hơi sánh, có mùi chua nhẹ của dấm, vị mặn ngọt vừa phải, và rất thơm. Dùng hỗn hợp nàydội lên bên ngoài con vịt.

Nên dội nhiều lần và dội thật kĩ lên khắp mình vịt (cả những chỗ như bên trong cánh, bên trong đùi…). Càng dội kĩ thì vịt sau này quay sẽ càng bóng đẹp và ngon. Nếu hỗn hợp nguội trong quá trình làm thì các bạn có thể đun lại cho sôi rồi dội tiếp.

Tiếp tục treo hoặc để con vịt trên giá cho khô. Tùy vào việc trời có khô ráo hay không mà thời gian phơi sẽ dao động trong khoảng từ 2-3 giờ cho đến 7-8 giờ. Có thời gian để được càng lâu thì càng ngon.

4. Chuẩn bị quay vịt. Ngon nhất có lẽ là có lò quay chuyên dụng, có thể xiên vịt và quay vòng vòng thì vịt sẽ chín đều. Nướng bằng lò thì sẽ phải lật cho vịt chín đều, nhưng vẫn rất thơm ngon.

Trong quá trình quay sẽ có rất nhiều mỡ chảy ra từ vịt, các bạn nên chuẩn bị sẵn một chiếc khay đặt ở dưới để hứng phần mỡ này. Hoặc có thể chuẩn bị sẵn một ít rau củ như cà rốt, bí ngòi, cà chua, để ở dưới. Rau được nướng với mỡ vịt sẽ rất thơm ngon.

5. Cho vịt vào lò (đặt vịt trên rack đi kèm lò, khay hứng mỡ hoặc khay rau củ để ở dưới). Nướng ở nhiệt độ trong khoảng 160-170 độ C. Với con vịt 1kg, bạn có thể nướng trong khoảng 45-55 phút (cho vịt vào mới bật lò). Sau 20-25 phút đầu tiên thì lật vịt cho vịt chín đều. Sau khi vịt đã chín, các bạn có thể để vịt ở trong lò (đã tắt) thêm một chút cho phần mỡ chảy ra hết, da vịt khô lại.

Cháo gỏi vịt

Cách nấu những món ngon từ vịt không thể bỏ qua trong ngày Tết Đoan Ngọ ảnh 4

Nguyên liệu:

Vịt: 1 con khoảng 3 kg

Bắp cải: 1 cây (khoảng 0,5 kg)

Giá đỗ: 0,5 kg

Chuối bào: 0,1 kg

Hành tây: 1 củ to

Rau răm: 0,1 kg

Hành lá: 0,1 kg

Gạo: 1 bát

Gừng: 1 củ

Hành tím: 3 củ

Rau mùi: 1 nắm

Mỡ tỏi:

Muối, Tiêu, Đường, Nước Mắm, Ớt

Cách làm:

Sơ chế vịt, rửa sạch lại với nước, cho vào nồi luộc chín cùng với chút gia vị và 1 củ hành tím (nướng) + gừng.

Gỏi vịt:

Vịt chín thì lọc lấy phần thịt ở ức, đùi xé nhỏ, hoặc thái mỏng.

Bắp cải thái chỉ (dùng dao bào cho nhanh), rửa lại với nước sạch, để ráo.

Hành tây thái mỏng, rau răm thái nhỏ.

Pha một bát nước gỏi bao gồm: Gừng, tỏi, ớt giã nhỏ; muối, tiêu, chanh, đường ớt vừa chua – cay – mặn – ngọt.

Cho bắp cải, rau răm, hành tây, giá, thịt vịt vào trong thau inox, đổ nước gỏi vào, trộn đều nhẹ tay.

Rắc tiêu, hành phi, đậu phộng, mỡ tỏi lên trên.

Mì vịt tiềm

Cách nấu những món ngon từ vịt không thể bỏ qua trong ngày Tết Đoan Ngọ ảnh 5

Nguyên liệu

350 gram đùi vịt (Khoảng 2 đùi vịt)

500 gram xương ống.

300 ml nước dừa tươi.

500 gram mì trứng tươi.

200 gram rau cải xanh.

100 gram nấm đông cô.

1 gói gia vị tiềm vịt.

Các hương liệu: Tỏi, hành lá, gừng tươi, tai vị, vỏ quýt.

Gia vị: Nước tương, gừng, hạt nêm, muối, đường

Cách làm

A/ Sơ chế:

Rửa sạch đùi vịt, xát rượu trắng thật kỹ để khử mùi hôi của thịt. Ướp gia vị vào thịt vịt gồm: 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng canh nước tương đen và nửa muỗng canh tỏi bằm trong 30 phút cho ngấm gia vị.

Rau cải xanh nhặt và rửa sạch, để ráo.

Gừng tươi nướng vàng.

Hành là rửa sạch, xắt nhỏ.

Nấm đông cô ngâm cho nở, ngâm với nước muối 5 phút, chặt gốc, rửa sạch.

Xương ống rửa sạch, trụng qua nước sôi, rửa sạch lần nữa rồi ninh lấy nước dùng.

Mì trứng chần sơ qua nước sôi, rửa nước lạnh, đảo với dầu ăn cho không dính.

B/ Chế biến:

Bước 1: Chiên đùi vịt ở lửa đến khi có màu vàng nâu, gắp ra để ráo dầu. Sau đó cho vào một nồi nước gồm nước dừa, tai vị, vỏ quýt rồi hầm cho nhừ. Khoảng 30 – 45 phút.

Bước 2: Rang hương liệu tiềm vịt cho tới khi khô và có mùi thơm. Vớt bỏ xương heo ra khỏi nồi hầm, cho gừng tươi nướng vàng, túi hương liệu vị tiềm vào nồi. Cho đùi vịt đã hầm vào nấu cùng. Thêm gia vị và nấm đông cô cho vừa ăn.

Bước 3: Luộc chín rau cải với chút muối và dầu ăn trong nước cho rau bóng đẹp.

Bước 4: Cho mì trứng vào tô, xếp đùi vịt, nấm, rau cải, hành lá thái nhỏ lên trên, chan nước dùng vào rồi thưởng thức.

Với những công đoạn trên, bạn đã có được những tô mì vịt tiềm nóng hổi, ngon đậm đà rồi!

Vịt om sấu đúng kiểu Hà Nội

Cách nấu những món ngon từ vịt không thể bỏ qua trong ngày Tết Đoan Ngọ ảnh 6

Nguyên liệu:

– Vịt 1 con làm sạch

– 10 quả sấu xanh

– 0,5kg khoai sọ loại củ nhỏ

– 5 củ hành khô

– 10 lá mùi tàu

– 1,2 nhánh rau ngổ ( rau ngổ thêm vào tùy sở thích, có thể không có nhé )

– 1 củ tỏi

– 5 củ xả

– Muối, tiêu, ớt, gừng, nước mắm

Cách nấu vịt om sấu 

– Gĩa nhỏ gừng, trộn với muối xát lên vịt cho sạch, không bị hôi rồi rửa sạch lại, chặt miếng vừa ăn

– Hành, tỏi, xả đập dập, thái lát mỏng

– Ướp thịt vịt 1/3 muỗng canh muối ,1/2 muỗng canh hạt nêm,1/3 muỗng cà phê tiêu, cùng 1/2 (hành, tỏi, sả) . Để 30 phút cho ngấm.

– Khoai sọ rửa sạch, luộc qua với nước sôi khoảng 5ph rồi đem xả nước lạnh là có thể dễ dàng bóc vỏ mà không hề bị nhớt hay ngứa tay

– Sấu cạo vỏ ngâm nước lạnh

– Rau ngổ, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ

– Đun dầu nóng già cho 1/2 (hành + tỏi + sả )còn lại phi thơm. Tiếp đến cho thịt vịt xào săn.

– Cho sấu vào nồi, đổ nước cho ngập thịt. Các bạn có thể thay nước lạnh bằng nước dừa tươi để tăng vị đậm đà cho món vịt om sấu nhé

– Khi thăm chừng thấy vịt hơi mềm thì cho khoai vào đun cùng. Đến khi khoai chín mềm nhưng không quá nát là được.

– Dầm sấu từ từ khi thấy vừa đủ độ chua thì ngừng, nêm nếm lại gia vị, rắc mùi tàu, rau ngổ, ớt thái sợi . Múc ra bát, ăn nóng.

Lưu ý: các bạn có thể dùng nước dừa tươi thay nước lạnh để món vịt om sấu có vị ngậy, sánh, thơm mùi dừa nhé!

Lườn vịt nướng sốt cam

Cách nấu những món ngon từ vịt không thể bỏ qua trong ngày Tết Đoan Ngọ ảnh 7

Nguyên liệu để làm món ức vịt sốt cam:

2 miếng úc vịt phi lê

1 trái cam vàng, bào vỏ

80ml nước cốt từ cam vàng, 1 quả chanh

Bơ hoặc dầu dừa

15ml dầu hào

10ml dầu olive

1 mẩu quế, hoa hồi, 1 tép tỏi, 1 củ hành tím, tiêu trắng

1/2muỗng cà phê đường

1/2 muỗng cà phê muối

Cách làm món ức vịt sốt cam

Bước 1: Ức vịt phi lê sau khi mua về bạn rửa sạch, lấy giấy thấm khô. Sau đó, đem ướp muối, bột hoa hồi, quế, tiêu trắng, lá thyme (nếu có). Trộn đều các nguyên liệu với thịt vịt hoặc đeo găng tay rồi dùng tay xoa bóp các gia vị thấm đều thịt. Quả cam, bạn rửa sạch, sau đó đem bào vỏ, gọt phần cùi trắng, tách múi để nấu sốt.

Bước 2: Bạn bắc chảo lên bếp, đợi thật nóng thì cho dầu o liu vào cùng hành tím, tỏi, quế, hoa hồi vào đảo sơ. Tiếp theo mình cho ức vịt vào, bạn lưu ý là mình úp mặt da xuống trước nhé, sau đó mới úp phần thịt xuống, áp chảo mỗi bên khoảng 3 phút. Nếu không có lò nướng thì bạn tiếp tục áp chảo đến khi thịt chín.

Nếu có lò nướng, bạn cho ức vịt vào lò ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 8 - 12 phút (nhanh hay chóng tùy vào sở thích của các bạn). Cách này sẽ giúp thịt vịt thơm và có màu đẹp. Sau khi lấy vịt ra khỏi lò, để vịt lên một cái đĩa cho thịt được nghỉ ngơi và hứng nước tiết ra. Chắt lấy nước đó để nấu sốt.

Bước 3: Bạn đun nóng chảo với 1 chút dầu, cho hành khô thái lát vào phi thơm rồi cho thêm mật ong, nước cam, và một chút nước chanh để điều vị vào chảo đun sôi một lúc cho nước bay hơi bớt. Tiếp đó bạn cho thêm bơ hoặc dầu dừa khuấy tan, nêm chút muối cho vừa vặn.

Bước 4: Bạn cắt nhỏ ức vịt ra miếng vừa ăn rồi rưới nước sốt cam lên. Món ức vịt sốt cam bạn có thể chấm với nước mắm ớt chua ngọt hoặc không cần nước chấm vì sốt cam đã đủ vị đậm đà rồi. Cùng thưởng thức thành quả thôi nào các bạn ơi! Món này sẽ thơm ngon hơn khi bạn thưởng thức cùng một ly Panna cotta.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoài thờ Kinh Dương Vương, trong đền còn thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ với bức đại tự “Đại Nam tổ miếu”.

Tháng Ba, thăm lăng mộ Thủy tổ nước Nam

GD&TĐ - Mấy nghìn năm có lẻ, ở gò đất cao tụ khí làng Á Lữ, xã Đại Đồng (Bắc Ninh) đã lưu giữ linh hài của ông nội Vua Hùng, Thủy tổ nước Nam Kinh Dương Vương.
U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.