Gia đình thời 4.0: Kết nối với cả thế giới nhưng cách xa nhau

Công nghệ phát triển, khoảng cách địa lý không còn là rào cản, người trẻ có thể kết nối được với cả thế giới, nhưng lại mất dần kết nối với chính những người thân trong gia đình.

Đằng sau những lý do bận của con, sẽ là những bữa cơm một mình của ba mẹ.
Đằng sau những lý do bận của con, sẽ là những bữa cơm một mình của ba mẹ.

Ngoài vòng xoáy bận rộn với công việc, sự khác biệt về quan điểm, tư duy của các thế hệ cũng vô tình tạo rào cản giữa các thành viên trong gia đình.

Khoảng cách vô hình trong gia đình hiện đại

Ông Liêm (Củ Chi, TP.HCM) đã về hưu được gần 10 năm nay, ông tự nhận bản thân mình không quá truyền thống nhưng cái gì là nền tảng thì nên giữ lại: “Mỗi thời mỗi khác, bây giờ không thể ép con cái ở chung hay về thăm mình thường xuyên được.

Tụi nó có một cuộc sống riêng, chỉ trông thỉnh thoảng cuối tuần cả nhà được xôm tụ một bữa, để con không quên ba mẹ, cháu không quên ông bà vậy là mừng rồi”.

Dù cách nhau chỉ vài chục cây số nhưng đã vài tháng nay ông bà chưa được gặp các cháu. Tuy hàng tuần vẫn nói chuyện qua facetime với nhưng với ông thì không đủ: “Cảm giác chỉ nhìn tụi nó qua màn hình nhỏ xíu, tui thấy nó cứ không chân thực sao á.

Với lại tụi nó chỉ lựa chuyện gì vui vui kể mình nghe, chứ mấy chuyện buồn hay khó khăn trong cuộc sống, tụi nó giấu hết, vài phút qua điện thoại cũng có thể hiện được gì nhiều”.

Hoài Nam (27 tuổi, Hà Nội) không nhớ rõ lần gần nhất mình ngồi tâm sự với mẹ là khi nào. Anh kể, ngày bé tới lúc ở quê lên Hà Nội đi học, vui buồn gì cũng kể mẹ nghe trước tiên. Vậy mà khi học đại học rồi đi làm, xung quanh có thêm nhiều mối quan hệ hay lắm sự bận tâm, nhiều thứ cũng nghĩ mẹ ở xa, rồi mẹ chắc cũng không hiểu những việc này, có kể mẹ cũng không giải quyết được gì lại thêm lo…

Vậy là từ lúc nào không biết, những cuộc gọi cho mẹ hay những chuyến về nhà, đã vắng dần những câu chuyện thủ thỉ mẹ con như trước. Có gọi điện hỏi thăm, cũng không gì khác ngoài những câu cũ kỹ hay lặp lại theo vô thức: “Mẹ khỏe không? Mẹ ăn cơm chưa?” hay “Ở nhà mấy hôm nay có mưa không mẹ?”…

May mắn hơn Nam, Thủy Lê (22 tuổi, TP.HCM) được sống cùng với mẹ, nhưng số lần về ăn tối cùng mẹ cũng ít dần theo những hôm làm thêm giờ hay những buổi hẹn cùng bạn bè.

“Có ngày về đột xuất đúng giờ cơm mà không báo, nhìn má ngồi ăn cơm lặng lẽ một mình mà mình thấy mắt cay cay”, Thủy nói.

Chúng ta có cả tương lai, nhưng ba mẹ chỉ còn quá khứ

Thời gian không chờ đợi hay bỏ qua ai, bao gồm cả tốc độ già đi của ba mẹ, cũng giống như câu nói “con mãi bận trưởng thành mà quên mất bố mẹ đang già đi”.

Một cuối tuần về quê thăm ba đột xuất ngoài dự định, những bữa tối siêng về nhà hơn thay vì tụ tập cùng bạn bè, hay một khoảnh khắc bất chợt ôm mẹ thật chặt rồi nói “Mẹ ơi, con kể cho mẹ cái này”… hay thử nhắn tin cho ba, chắc sẽ khiến ba mẹ bất ngờ và hạnh phúc.

Tương lai của mỗi người con sẽ có đầy những kế hoạch, hoài bão, còn trọn vẹn mối quan tâm của ba mẹ, giờ chỉ còn là con cái.

Gia dinh thoi 4.0 - ket noi voi the gioi, nhung cach xa nhau hinh anh 2
Gia dinh thoi 4.0 - ket noi voi the gioi, nhung cach xa nhau hinh anh 3

Người trẻ có cả tương lai, nhưng ba mẹ chỉ còn quá khứ.

Thấu hiểu giá trị của tình thân, nhân dịp Vu lan, sơn Kova đã có một clip ngắn đầy xúc động “Ngày con cài hoa trên ngực áo” nhằm nhắn gửi thông điệp: hãy buông bỏ chút bận rộn, gói ghém chút lo toan để dành nhiều thời gian hơn cho ba mẹ

Bốn câu chuyện, về bốn người con với những hoàn cảnh gia đình khác nhau sẽ khiến độc giả ít nhiều nhìn thấy mình ở trong đó. Có những lời yêu thương dù chưa nói, dù hơi muộn nhưng vẫn còn kịp lúc. Nhưng cũng có những lời, dù muốn nói thật nhiều nhưng sẽ chẳng còn cơ hội nào để được nói ra.

Đồng hành đã hơn 25 năm cùng mọi gia đình Việt, sơn Kova mong muốn không chỉ mang đến sản phẩm chất lượng cao bảo vệ cho ngôi nhà, mà còn hướng đến xây dựng các tổ ấm đầy yêu thương, vun đắp tình cảm cho các gia đình Việt.

Theo news.zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ