Ghi dữ liệu lên DNA

GD&TĐ  Công ty khởi nghiệp Catalog (Mỹ) vừa ghi trọn vẹn nội dung bộ “bách khoa thư mở” Wikipedia lên chuỗi DNA. Phải chăng đây là bước đột phá mới, làm thay đổi công nghệ lưu trữ thông tin hiện nay?  

Ghi dữ liệu lên DNA

Ngay từ khi máy tính xuất hiện, công nghệ lưu trữ thông tin đã tiến hóa cùng thị trường điện tử. Chúng ta cũng đã phát minh ra các đĩa cứng sử dụng nam châm, bộ nhớ flash và cả hệ thống 3 chiều giúp lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, hiện giờ, các nhà khoa học ở Công ty khởi nghiệp Catalog đã quyết định tiến xa hơn nữa trong lĩnh vực lưu trữ thông tin. Họ đã ghi nội dung bộ bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia bằng tiếng Anh lên chuỗi xoắn kép DNA.

Họ làm điều đó như thế nào?

Để thực hiện dự án, các kỹ sư đã sử dụng một cỗ máy đặc biệt, có kích thước không quá lớn, có thể đặt trong bất kỳ căn phòng bình thường nào. Theo Catalog, công nghệ lưu trữ dữ liệu trên DNA tuy mới manh nha hình thành nhưng đã khiến nhiều khách hàng tiềm năng quan tâm.

Hai mạch (chuỗi xoắn) của DNA đều rất nhỏ và khó chế ngự, tuy nhiên các đơn phân của chúng có khả năng lưu trữ những dữ liệu khác ngoài gen. Công ty Catalog sử dụng các chuỗi xoắn DNA nhân tạo, ngắn hơn DNA trong cơ thể người. Tuy ngắn hơn, nhưng tại mọi vị trí trên DNA nhân tạo có thể ghi nhiều thông tin hơn. Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng DNA để lưu trữ thông tin là tính bền vững hóa học và dung lượng của nó. Các nhà khoa học cho rằng “giải pháp DNA” lưu trữ dữ liệu lâu hơn nhiều so với công nghệ lưu trữ dưới dạng đĩa cứng hoặc đĩa CD.

Cỗ máy của Catalog dùng để ghi thông tin lên DNA có thể hoạt động với tốc độ khoảng 4 MB/giây. Công ty hi vọng trong tương lai có thể đẩy nhanh tốc độ này lên 1.000 lần.

Các kỹ sư của Catalog mong muốn có hệ thống cho phép ghi 125 GB trong thời gian 1 ngày – tương đương lượng dữ liệu có thể được lưu trữ trong một chiếc smartphone thông thường.

Việc truy cập các file (tệp tin) ghi trên chuỗi xoắn kép DNA được thực hiện nhờ hệ thống gán địa chỉ.

Điều đó có nghĩa là những người quan tâm có thể sử dụng và đọc dữ liệu tại mọi vị trí trên chuỗi nhờ các máy thăm dò phân tử đặc biệt. Có thể nói, Công ty Catalog đã tạo ra cách truy cập dữ liệu tự do, trái ngược với cách đọc dữ liệu nối tiếp trên đĩa từ.

Cho đến nay, Công ty Catalog chưa tiết lộ ai là khách hàng của họ, tuy nhiên theo một nguồn tin đáng tin cậy, Catalog đang thương thảo với các cơ quan chính phủ, các nhà khoa học trên thế giới.

Hiện tại, rất khó đánh giá lưu trữ dữ liệu trên DNA là giải pháp cho tương lai hay chỉ là một sự kiện thú vị nhưng không bao giờ được triển khai trên diện rộng.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.