GD miền núi từng bước phát triển vững chắc

GD miền núi từng bước phát triển vững chắc

(GD&TĐ) - Sáng hôm nay, ngày 1/7, tại thành phố Điện Biên, ngành GD 15 tỉnh miền núi phía Bắc ( vùng 1) đã tổ chức Hội nghị tổng kết và công tác thi đua năm học 2010- 2011. Tham dự Hội nghị có Phó Chánh văn phòng Bộ GD- ĐT Nguyễn Hải Bằng, đồng chí Phạm Xuân Kôi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cùng lãnh đạo, CB đại diện các Sở GD- ĐT của vùng 1.  

* 100% các đại biểu của 15 Sở nhất trí bầu: GĐ Sở GD- ĐT Điện Biên Lê Văn Quý làm Trưởng vùng 1 năm học 2011-2012.

* 5 Sở đề nghị Bộ tặng Bằng khen và8 Sở đề nghị Bộ tặng Cờ thi đua.

Tại Hội nghị tổng kết, điều đáng ghi nhận là các Sở GD- ĐT trong vùng ngay từ đầu năm học đã có những định hướng chỉ đạo kịp thời để triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học với cách làm sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của địa phương mình.

Các địa phương đã tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động GD. Việc phát động phong trào “3 đủ” của các Sở với nguồn kinh phí từ nguồn XHH đã giúp đỡ các em HS có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, có điều kiện đi học chuyên cần. Như tỉnh Hà Giang đã hỗ trợ 20% mức lương tối thiểu/HS/tháng cho HS bán trú thuộc vùng khó khăn nhưng không được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 49 của Chính phủ.

g

Do đó, số lượng HS bỏ học giảm. 14/15 tỉnh giảm được số HS bỏ học. So với năm học trước, Tuyên Quang giảm 0,7%, Sơn La -  0,57%, Điện Biên- 0,52%. Song, một số tỉnh vẫn có tỉ lệ HS bỏ học thuộc diện cao: Lai Châu- 1,78%, Bắc Kạn gần 1,7%, Hà Giang 1,1%. 100% các tỉnh tích cực triển khai thực hiện Để án phổ cập GDMN 5 tuổi. Tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt trên 90%.

Có 36,77% HS TH khá giỏi, tăng gần 4% so với năm học trước. Một số tỉnh có tỉ lệ HS khá, giỏi môn toán tăng so với năm học trước, tiêu biểu như Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hòa Bình…vv. HS THCS và THPT đạt loại khá giỏi đều tăng. Riêng HS THCS của vùng 1 đạt lực giỏi chiếm 7% và đáng ghi nhận là Lai Châu tăng 2,58%, Phú Thọ tăng 5,73%. HS yếu kém giảm hơn 2%.

Trong năm học vừa qua, với nhiều giải pháp quyết liệt, chất lượng thi tốt nghiệp THPT và GDTX của vùng 1 đã được nâng cao đáng kể, phản ánh sự quyết tâm, nỗ lực, cố gắng của cả vùng. Vì thế, tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp đạt trên 91% và đều tăng so với năm trước.

15/15 tỉnh đều có HS lớp 12 đạt giải quốc gia với tổng số 398 giải (9 giải nhất, 54 giải nhì và 163 giải ba, 172 giải KK). Trong đó, 5 tỉnh gồm Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn có HS đoạt giải nhất. Không ít tỉnh HS giành 50 giải HSG quốc gia/năm. Yên Bái, Hòa Bình và Bắc Giang cũng đạt trên 20 giải. Đây là sự nỗ lực lớn trong công tác chỉ đạo các Sở GD- ĐT trong vùng về công tác phát hiện, bồi dưỡng HSG, nhất là các tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn…vv.

Tại Hội nghị, các đại biểu các Sở đã đóng góp nhiều ý kiến quí báu, đặc biệt là những vấn đề khó khăn, ảnh hưởng đến phát triển GD miền núi như tăng cường thiết bị GD, Đề án phổ cập trẻ 5 tuổi, Đề án dạy ngoại ngữ, biên chế GV…vv. Theo Phó GĐ Sở GD- ĐT Bắc Giang, ông Nguyễn Đức Hiền cho rằng: về GD Bắc Giang gặp khó khăn về biên chế khi thực hiện đề án phổ cập GDMN 5 tuổi. Bên cạnh đó, khi triển khai đề án 1400 về GV dạy tiếng Anh, gặp nhiều khó khăn về chất lượng đội ngũ.

Nói về vấn đề này, ông Lê Văn Quý, GĐ Sở GD- ĐT Điện Biên cũng có nhiều trăn trở: Với đặc thù tỉnh miền núi khó khăn nên chất lượng GD GV dạy tiếng Anh của tỉnh hiện rất hạn chế. Điện Biên đã đề nghị Trường ĐHNN Hà Nội lên khảo sát, kiểm tra trình độ GV và giúp bồi dưỡng GV ngoại ngữ. Song sau khi khảo sát trình độ 100 GV, chỉ có 2 người đạt. Thêm vào đó, Nghị định 115 của Chính phủ chưa có Thông tư hướng dẫn nên việc thực hiện phân cấp quản lý trong ngành hết sức khó khăn, bất cập. Ngay cả trong một địa phương cũng có nhiều cách quản lý khác nhau. Đề nghị Bộ GD- ĐT khẩn trương phối hợp với các Bộ nghành liên quan ban hành thông tư liên bộ hướng dẫn thực hiện nghị định.

GĐ Sở GD- ĐT Yên Bái Nguyễn Xuân Hưng khẳng định các Sở GD- ĐT trong vùng đã có rất nhiều cố gắng trong huy động HS đến trường; trong tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương xây dựng trường chuẩn quốc gia. Vùng tham gia nhiệt tình, nghiêm túc các hoạt động do Bộ tổ chức mặc dù nhiều tỉnh có điều kiện kinh tế văn hóa rất khó khăn. Đồng thời đề nghị Bộ nên có biện pháp tích hợp để giảm bớt các loại báo cáo từ cơ sở. Vai trò tổng hợp chung của Văn phòng bộ rất quan trọng.

Việc đổi mới công tác thi cử, Bộ nên xem xét lại cách tổ chức kỳ thi tốt nghiệp như hiện nay. Việc thực hiện đề án phổ cập GDMN 5 tuổi, đề án về phát triển trường PTDT nội trú, các tỉnh miền núi phía Bắc cần được nhà nước hỗ trợ về nhiều mặt. Đay cũng là ý kiến mà đại diện Sở lào Cai đề cập trong Hội nghị giao ban tổng kết năm học.

GD miền núi từng bước phát triển vững chắc ảnh 2
 Các đại biểu dự HN

Phó GĐ Sở GD- ĐT Lào Cai khẳng định: kết quả đạt được trên các mặt công tác và kết quả GD của các sở đều được nâng lên đáng phấn khởi. Vùng đã có nhiều sáng kiến trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ GD, đặc biệt là đổi mới trong. quản lý tài chính. Lào Cai đã tham mưu cho UBND tỉnh nhiều đề án về GD như Phát triển GD dân tộc; xây dựng trường chuẩn quốc gia; xây dựng nhân rộng các mô hình giáo dục: trường nội trú dân nuôi….

GĐ Sở GD- ĐT Tuyên Quang Hoàng Văn Thinh đề xuất ý kiến: văn bản của Bộ nên cải tiến. Không nên đưa vào văn bản nội dung tùy điều kiện cụ thể của địa phương để thực hiện. Bộ cũng nên có chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng để cơ sở có căn cứ xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng tại địa phương.

Còn Chủ tịch Công đoàn ngành GD Thái Nguyên lại đề nghị cần nhấn mạnh vai trò của tổ chức công đoàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đổi mới công tác quản lý tới tận các cơ sở giáo dục. Thực hiện tốt quy chế dân chủ. Đánh giá thi đua vẫn còn biểu hiện bệnh thành tích. Chỉ đạo công tác thi đua của Bộ cần sát hơn nữa và ban hành sớm hướng dẫn công tác thi đua của ngành.

Sau khi nghe ý kiến của đại diện các Sở, đồng chí Nguyễn Hải Bằng, Phó Chánh Văn phòng BGD- ĐT tổng kết: Hội nghị có sự chuẩn bị rất chu đáo, chuyên nghiệp. Đại biểu phát biểu rất thẳng thắn. Việc đổi mới quản lý trong vùng là rất ấn tượng (trang web của vùng). Chất lượng GD, kết quả thi tốt nghiệp…là kết quả của một quá trình. Việc nhiều văn bản của Bộ ban hành là một thực tế cũng cần xem xét đổi mới. Còn việc thực hiện các đề án, các địa phương nên chủ động xây dựng kế hoạch của mình.

Các vấn đề khác sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ. Các hội nghị hội thảo của Bộ sẽ được cắt giảm 50% trong năm. Về đổi mới công tác thi đua khen thưởng, Bộ sẽ sớm có dự thảo thông tư thay thế TT 22 để lấy ý kiến tham gia của cơ sở vào tháng 7,8/2011.

Việt Hoa

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ