Gặp “cậu bé” vùng biển được Bác Hồ bế năm xưa

GD&TĐ - Mái tóc đã điểm bạc, khuôn mặt đã có nhiều nếp nhăn nhưng ông Phan Viết Quý (SN 1959), ở khu phố Vinh Sơn, phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa vẫn được người dân nơi đây nhắc nhớ về hình ảnh khi ông là cậu bé mới 10 tháng tuổi được Bác Hồ bế trên tay dỗ dành nhân dịp Bác về Sầm Sơn trò chuyện với bà con ngư dân tháng 7/1960.
Gặp “cậu bé” vùng biển được Bác Hồ bế năm xưa

Cuộc đời gắn với kỷ niệm về Bác Hồ

Biển Sầm Sơn những ngày đầu tháng 5. Nơi đây không chỉ là khu du lịch biển đẹp mà còn là nơi gắn với những sự kiện lịch sử dân tộc. Dưới chân đền Cổ Tiên, khu phố Vinh Sơn nằm yên bình bên bờ biển. Theo chân đồng chí cán bộ văn hóa phường Trường Sơn, chúng tôi ghé thăm gia đình ông Phan Viết Quý – cậu bé năm xưa được Bác Hồ bế trong dịp Bác về nghỉ tại Sầm Sơn.

Đã 56 năm trôi qua nhưng những kỷ niệm về ngày Bác Hồ về thăm và nghỉ tại Sầm Sơn vẫn luôn được người dân nơi đây kể lại. Cậu bé năm xưa vinh dự được Bác Hồ bế trên tay dỗ dành bây giờ tóc cũng đã điểm bạc nhưng kỷ niệm với Bác được mẹ ông kể lại, dù đã bao nhiêu năm trôi qua vẫn khiến ông bồi hồi xúc động.

Ông Quý kể: Tôi được mẹ kể lại cho nghe câu chuyện về Bác khi Bác về nghỉ tại đền Cổ Tiên. Năm đó, tôi mới hơn 10 tháng tuổi. Nhà nghèo, bố tôi đi biển, nhà không có ai, mẹ bận đi gánh nước nên để tôi nằm một mình trên chiếc chõng tre ngoài sân, cạnh gốc cây khế. Đúng lúc đó, Bác Hồ đi qua thấy tôi nằm khóc một mình nên đã bế tôi lên và cưng nựng, dỗ dành để tôi nín. Khi mẹ tôi về, thấy một ông cụ râu tóc bạc phơ, nước da hồng hào đang bế con mình dỗ dành. Trò chuyện với ông cụ về cuộc sống ngư dân nơi đây nhưng bà cũng không biết đó là Bác Hồ, đến khi Bác rời đi mọi người mới biết đó là Bác.

Kỷ niệm giản dị về Bác Hồ chỉ trong khoảnh khắc ngắn nhưng đã gắn liền với cuộc đời người ngư dân Phan Viết Quý. Ngay từ khi ông Quý còn nhỏ, câu chuyện về Bác đã luôn được người dân vùng biển nơi đây nhắc lại. Ông Quý tâm sự: “Sinh ra trong gia đình ngư dân nghèo, lớn lên tôi cũng theo nghiệp cha vươn khơi, bám biển kiếm sống. Vợ chồng tôi sinh được 4 người con (3 gái, 1 trai). Mấy năm gần đây, do sức khỏe yếu, tôi không đi biển nữa mà ở nhà phụ giúp vợ và các con công việc nhà. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng tôi luôn cố gắng sống tốt, dạy các con sống lương thiện, sống có ích cho xã hội để xứng đáng với kỷ niệm về Bác Hồ kính yêu”.

Còn mãi hơi ấm Người

Thời gian trôi qua, thế hệ con cháu Sầm Sơn vẫn truyền lại câu chuyện kể năm xưa về Bác. Ông Trần Văn Bắc (85 tuổi), khu phố Vinh Sơn nhớ lại: Sáng 17/7/1960 Bác Hồ đến Sầm Sơn. Khi đó ông Bắc là bộ đội đóng quân ở đảo Mê được về nghỉ phép. Dù biết rõ là Bác Hồ nhưng ông Bắc cũng không dám nói với ai vì xem đó là bí mật quốc gia. Bác Hồ không nghỉ trong khách sạn mà Bác lên ngôi đền trên núi Trường Lệ thuộc thôn Vinh Sơn, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương (nay là phố Vinh Sơn, phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn) nghỉ ngơi. Sau khi thăm ngôi đền và hỏi về lịch sử ngôi đền này, Bác đã đặt tên cho ngôi đền là đền Cổ Tiên (Đền cổ và là nơi có tiên xuống tắm). Sau này, để dễ gọi người dân nơi đây gọi là đền Cô Tiên.

Khu phố Vinh Sơn nơi Bác nghỉ lại cũng không biết có Bác Hồ về thăm. Người dân chỉ thấy một người râu tóc bạc, nước da hồng hào đến nói chuyện kéo lưới cùng bà con. Sau 2 ngày nghỉ lại, tối 18/7, Bác rời Sầm Sơn. Sau khi Bác đi người dân mới được biết ông cụ đã trò chuyện, kéo lưới cùng ngư dân chính là Bác Hồ.

Những ngày ở đây, Bác giản dị trong bộ quần áo cộc như một người dân biển. Bác xuống biển tắm, lên núi ngắm cảnh và đến thăm những gia đình chài ven biển ở chân núi thuộc thôn Vinh Sơn, nói chuyện và kéo lưới cùng ngư dân. Khi đến thăm gia đình ngư dân, thấy cậu bé Phan Viết Quý nằm khóc một mình, Bác đã bế lên và dỗ dành rất thân thương. Những hình ảnh gần gũi, giản dị ấy của Bác người dân Sầm Sơn vẫn còn nhớ mãi.

Nhiều năm trôi qua, nhưng những nơi Bác đặt chân đến, người dân nơi đây vẫn nâng niu, giữ gìn như những kỷ vật thiêng liêng. Căn phòng trên đền Cổ Tiên nơi Bác nghỉ lại năm xưa như vẫn còn hơi ấm của Người. Bên trong căn phòng ấy, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc ngày Bác thăm và trò chuyện cùng nhân dân Sầm Sơn được treo trang trọng để thế hệ trẻ ngày hôm nay luôn nhớ về Bác, về niềm tự hào của Sầm Sơn khi được vinh dự đón Bác.

Ông Quý tâm sự: “Sau này, khi nhắc đến kỷ niệm về Bác, mọi người lại kể cho tôi nghe câu chuyện giản dị, gần gũi của Bác đối với bà con ngư dân Sầm Sơn. Tôi cùng gia đình vinh dự được đón Bác và trò chuyện cùng Bác. Cái chõng tre nơi Bác ngồi ngày ấy được gia đình tôi luôn nâng niu, cất giữ cẩn thận, cách đây vài năm mới bị mối mọt đục phá. Căn nhà kè ngày ấy được Bác Hồ đặt chân vào, gia đình tôi cũng coi như là kỷ niệm gắn với Người. Cái nếp nhà, kèo cột vẫn được gia đình giữ nguyên, chỉ có mái kè ngày ấy không thể giữ được vì mưa nắng nên đã phải thay bằng mái ngói. Tấm ảnh tôi vinh dự được Bác Hồ bế trên tay ngày ấy được chính quyền địa phương sưu tầm tại bảo tàng về, tôi luôn gìn giữ và xem như báu vật của cuộc đời mình”.

Bãi biển phía trước nhà ông Phan Viết Quý, nơi Bác từng kéo lưới và trò chuyện cùng bà con ngư dân, qua thời gian đã có nhiều thay đổi. Những mái nhà kè được dựng lên trở thành điểm du lịch, nghỉ dưỡng cho du khách. Nhưng người dân làm du lịch nơi đây vẫn tự hào giới thiệu cho du khách biết đây là nơi đã ghi dấu chân vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - Hồ Chí Minh.

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM trong một giờ học ở phòng thí nghiệm. Ảnh: NTCC

Dốc sức cho 'học kỳ 3'

GD&TĐ - Từ đầu tháng 6, hàng loạt trường đại học (ĐH) bắt đầu tổ chức học kỳ 3 (thường gọi là học kỳ hè) cho sinh viên có nhu cầu học lại, học vượt.
Huấn luyện viên Carlo Ancelotti.

Real Madrid: 'Chậm chân là… chết'

GD&TĐ - Thua Man City ở bán kết Champions League và sự trỗi dậy của đế chế Barcelona tại La Liga buộc Real Madrid phải đẩy nhanh quá trình tái thiết.
Sinh viên tìm hiểu việc làm tại ngày hội "Sinh viên và doanh nghiệp năm 2023" tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

Sinh viên tìm việc trong dịp hè

GD&TĐ - Hàng trăm sinh viên tìm hiểu thông tin, cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm, cơ hội thực tập trong hè.
Một sinh viên đang hái lượm hoa oải hương khuôn viên Đại học Colorado ở Boulder. Ảnh: Ethan Welty, Atlasobscura.com

Hái lượm ở… đô thị

GD&TĐ - Thành phố là nơi chẳng có gì miễn phí nhưng, nếu những cây xanh cũng là cây ăn được thì sao?
Các cột mốc phát triển ở trẻ chỉ là quy ước văn hóa, không phải tiêu chuẩn phổ quát. Ảnh: Getty Images

Trẻ em và… cột mốc

GD&TĐ - Các bậc cha mẹ tin tưởng, trẻ em cũng có các cột mốc phát triển, giống như người lớn có các cột mốc cuộc đời.
Đại biểu Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều và lãnh đạo các phòng ban UBND quận Long Biên chúc mừng nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân. Ảnh: NTCC

Truyền cảm hứng yêu người…

GD&TĐ - Luôn nở những nụ cười trên môi, nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân cùng ân cần nhắc nhớ lại bao kỷ niệm xúc động về ngày đầu các ông đến với âm nhạc.