Kết quả cuộc nghiên cứu do ông Simone Kuehn thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển con người Max Planck của Berlin dẫn đầu cho rằng “những khu rừng ở bên trong hay xung quanh thành phố là một nguồn giá trị rất cần được phát triển”.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 341 người sống trong thành phố tuổi từ 61-82 tham gia vào Nghiên cứu về người cao tuổi ở Berlin II. Họ đặc biệt xem xét vào “3 chỉ số não khác nhau của cấu trúc não”, mỗi chỉ số này lại cung cấp “thông tin khác biệt” trên một số vùng não quan trọng.
Họ cũng chú ý tới lượng rừng trong vòng một bán kính của mỗi địa chỉ người tham gia (nhiều người sống ở ngoại ô thành phố gần với rừng).
Các nhà nghiên cứu nói rằng, kết quả cho thấy có mối liên hệ tích cực giữa độ bao phủ của rừng và bộ thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý cảm xúc, bao gồm sự sợ hãi và lo lắng.
Thật ngạc nhiên là các nhà khoa học không thấy mối liên hệ như vậy đối với việc sống gần những không gian xanh vùng đô thị như công viên, các vùng hồ nước. Chỉ khi gần với rừng điều này mới có kết quả rõ ràng.
Nghiên cứu đã bổ sung bằng chứng tâm lý đã có từ lâu về lợi ích của việc sống gần thiên nhiên. Nghiên cứu trước đây đã liên hệ việc tiếp cận với không gian xanh để sống thọ hơn, giảm mức độ hung hăng và phát triển nhận thức của trẻ. Một nghiên cứu cho rằng không gian xanh có thể khiến con người trở nên tốt bụng hơn.