Gắn đào tạo với xóa đói giảm nghèo

GD&TĐ - Vùng tam giác phát triển nằm tại ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, có địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn do hạ tầng yếu kém, thiếu vốn và trình độ nhân lực thấp. Do đó, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp để nâng cao trình độ của lực lượng lao động chính là mục tiêu gắn liền với xóa đói, giảm nghèo cho người dân trong khu vực.

Phát triển kỹ năng nghề cho người lao động là một giải pháp tích cực để giảm nghèo bền vững
Phát triển kỹ năng nghề cho người lao động là một giải pháp tích cực để giảm nghèo bền vững
Các địa phương thuộc khu vực Tam giác phát triển bao gồm 13 tỉnh: Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri, Kraté (Campuchia); Attapu, Salavan, Sekong, Champasak (Lào); Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước (Việt Nam) đều ở trên cao nguyên và nằm tại khu vực biên giới của 3 nước, có nhiều nét tương đồng và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và trình độ phát triển.
Khu vực này có điều kiện thuận lợi để phát triển song chủ yếu ở dạng tiềm năng, trình độ còn thấp hơn so với mức độ trung bình mỗi nước, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Hỗ trợ đào tạo nghề cho HSSV vùng tam giác phát triển chung là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc phát triển kỹ năng cho lực lượng lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, cũng như tăng cường hợp tác toàn diện giữa ba nước Đông Dương.
Mục tiêu của Đề án hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho HSSV khu vực tam giác phát triển Việt Nam, Lào, Campuchia tập trung ưu tiên các lĩnh vực như: Hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, năng lượng, thương mại, nông nghiệp, du lịch gắn với giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; Giai đoạn 2019 - 2023, hỗ trợ đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp cho khoảng 5.000 HSSV trong khu vực, trong đó có hơn 2.200 HSSV Campuchia, Lào; Tổ chức hỗ trợ Campuchia, Lào huấn luyện thí sinh thi tay nghề ASEAN.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, nhu cầu hiện tại và tương lai của thị trường lao động và việc làm cũng như khả năng cung ứng của hệ thống đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng của các tỉnh trong khu vực là rất lớn. Vì vậy, cần thúc đẩy mạnh mẽ các giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho HSSV.

Cụ thể là xác định nhu cầu, trình độ đào tạo, các ngành nghề, lĩnh vực cần được hỗ trợ đào tạo, số lượng, ngành nghề, trình độ… Từ đó, xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo hàng năm và trong những năm tiếp theo. Tại Việt Nam, tỉnh Kon Tum được lựa chọn là trung tâm bởi vị trí nằm giữa khu vực, trong đó, sẽ đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum nằm trong 88 trường đào tạo chất lượng cao.

Phát triển kỹ năng nghề

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho biết: Đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động là một giải pháp phát triển của doanh nghiệp. Cung ứng nhân lực chất lượng cao, giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia vào quá trình xóa đói giảm nghèo, bảo đảm phát triển giảm nghèo bền vững… là mục tiêu trọng tâm của đề án. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, giáo dục nghề nghiệp không thể đào tạo những gì các trường đang có, mà phải là những ngành nghề mà người dân và doanh nghiệp có nhu cầu. Không đơn thuần là lựa chọn HS có nhu cầu học nghề đến từ 13 tỉnh có dự án, mà phải gắn với doanh nghiệp thuộc các khu vực triển khai dự án và các địa phương lân cận để đào tạo; bảo đảm giải quyết việc làm có thu nhập tốt sau khi tốt nghiệp.

Để đề án đạt hiệu quả cao, Thứ trưởng Lê Quân cho rằng: Chương trình đào tạo nghề nghiệp cần được nghiên cứu bài bản, có lộ trình để tránh tình trạng dàn trải, trong đó việc đào tạo phải gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Lựa chọn một số ngành nghề có nhu cầu lớn để ưu tiên đầu tư, phân luồng để triển khai tổ chức đào tạo. Các ngành nghề có thể đào tạo tập trung tại Kon Tum hoặc lựa chọn, cử người học đến các cơ sở đào tạo có thế mạnh. Trước mắt, có thể thành lập liên minh một số trường cao đẳng, đại học kỹ thuật Việt Nam - Lào - Campuchia cùng hỗ trợ triển khai đề án, có vai trò điều phối công tác tuyển sinh, quản lý, đào tạo tiếng Việt, tiếng Anh và cả đầu ra của HSSV. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

GD&TĐ - Lionel Messi có thể lần đầu chơi bóng tại Ngoại hạng Anh trong nỗ lực cùng tuyển Argentina chuẩn bị cho hành trình bảo vệ ngôi vô địch World Cup.