Khác với phương pháp sử dụng thiết bị đeo ngoài như trước đây, chip mới có thể chui vào cơ thể người giúp theo dõi trong thời gian dài các bệnh nhân điều trị nghiện rượu.
Chip cảm biến sinh học của Đại học California San Diego chỉ có kích thước 1 millimet khối, có thể gắn dưới da ngay trong dịch mô, loại chất lỏng bao quanh tế bào cơ thể.
Mỗi con chip này có ba cảm biến riêng biệt. Cảm biến thứ nhất được phủ alcohol oxidase, một loại engyme phản ứng với cồn tạo ra sản phẩm có thể phát hiện bằng điện hóa học. Cảm biến thứ hai dùng để đo tín hiệu nền. Còn cảm biến thứ ba dùng để phát hiện nồng độ pH.
Tất cả được kết hợp với nhau giúp phân tích và đọc nồng độ cồn trong máu chính xác hơn. Số liệu sẽ hiển thị trên thiết bị đeo tay giống đồng hồ thông minh. Chip và đồng hồ thông minh liên lạc với nhau qua sóng radio.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm chip trên da lợn trong phòng thí nghiệm. Bước thử nghiệm tiếp theo sẽ thực hiện trên động vật sống.
Quá trình hoàn thiện sản phẩm thương mại dự kiến sẽ xong trong vài năm tới.
Bình luận